Thông tin này được công bố trên Tạp chí Y học New England vào tuần qua.

Theo các nhà khoa học Trung Quốc và Singapore, đây là một loại henipavirus và là họ hàng của virus Hendra và Nipah, vốn đã được biết là có thể lây nhiễm sang người và gây tử vong. Virus này có liên quan chặt chẽ nhất với Mojiang henipavirus.

leftcenterrightdel
 Tất cả bệnh nhân nhiễm virus đều bị sốt cao, khoảng một nửa số bệnh nhân mệt mỏi, ho, mất cảm giác thèm ăn và giảm các tế bào bạch cầu
Các bệnh nhân có triệu chứng sốt, mệt mỏi, ho, chán ăn, đau nhức cơ bắp, buồn nôn, nhức đầu, ói mửa và giảm tiểu cầu, bạch cầu. Hơn 1/3 bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan và thận.

Hiện chưa có báo cáo về các trường hợp tử vong do virus này, mặc dù tỷ lệ tử vong do virus Hendra và Nipah ước tính lên đến khoảng 40-70%.

Các nhà khoa học cũng tìm thấy virus này ở dê, chó và chuột chù ngoài tự nhiên. Đồng thời cho biết, chuột chù có thể là ổ chứa LayV tự nhiên.

Henipavirus là một trong những tác nhân lớn gây ra các loại bệnh trên động vật ở châu Á, Thái Bình Dương. Các chuyên gia lưu ý, cả virus Hendra (HeV) và virus Nipah (NiV) thuộc họ này đều có thể lây nhiễm sang người qua trái cây. Dơi là vật chủ tự nhiên của cả hai loại virus.

Henipavirus có thể gây bệnh nặng cho động vật và con người, được phân loại vào nhóm có mức an toàn sinh học cấp độ 4. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, tỷ lệ tử vong do virus này cao hơn nhiều so với SARS-CoV-2.

Theo phunuonline.com.vn