“Điều này có nghĩa là những hành vi sai trái đã gây ra đối với tất cả những người phụ nữ đã bị triệt sản mà không có sự đồng ý của họ đã được thừa nhận và xử lý”, Gwendolyn Albert - một nhà hoạt động nhân quyền, một trong những người vận động việc ban hành dự luật nói trên - bình luận.

Mười phụ nữ Roma, bao gồm cả Elena Gorolová, phải, người đã bị triệt sản ở tuổi 21, phản đối tại bệnh viện Ostrava vào năm ngoái về việc triệt sản bất hợp pháp. Chiến dịch khắc phục hậu quả của họ đã kéo dài 20 năm.
Elena Gorolová (phải), người đã bị triệt sản ở tuổi 21, cùng những nhà hoạt động tại bệnh viện Ostrava phản đối việc triệt sản bất hợp pháp. Chiến dịch khắc phục hậu quả của họ đã kéo dài 20 năm.

Từ năm 1966 đến năm 2012, những người làm công tác xã hội ở Séc đã sử dụng các biện pháp khuyến khích lẫn đe dọa để buộc phụ nữ ở nước này phải thực hiện triệt sản. Số phụ nữ bị ảnh hưởng bởi chính sách này hiện vẫn chưa được biết chính xác, nhưng các nhà vận động cho việc ban hành dự luật tin rằng đã có đến hàng trăm nạn nhân.

Sau năm 1989, chính sách nói trên bị thất bại, nhưng nhiều nhưng phụ nữ có thai ở Séc vẫn tiếp tục bị tư vấn sai lệch, khiến họ phải ký giấy chấp nhận thực hiện triệt sản sau khi sinh mổ. Trong một số trường hợp, họ thậm chí còn bị triệt sản sau khi sinh mà không hề được báo trước. Một số khác lại tin rằng việc triệt sản là nhằm “cứu mạng” của họ trong quá trình sinh con.

Đến năm 2012, Séc mới thay đổi luật, quy định cho phép thai phụ nghỉ ngơi một thời gian sau sinh mới thực hiện triệt sản, nếu được yêu cầu.

Một thanh tra viên ở Séc đã thu thập hơn 80 lời khai liên quan đến việc triệt sản mà sự đồng ý của đương sự không được xem là hợp lệ. Năm 2005, thanh tra viên này đã công bố kết quả điều tra và khuyến nghị Bộ Y tế Séc bồi thường cho các nạn nhân.

Bộ này cho biết sẽ xử lý các yêu cầu bồi thường, mặc dù vẫn chưa công bố khi nào sẽ bắt đầu thực hiện việc này. Để được bồi thường, các nạn nhân có thể chứng minh rằng họ đã phải triệt sản trong những năm trước 1990 để đổi lấy những khoản trợ cấp. Những phụ nữ bị triệt sản sau năm này thì sẽ phải đưa ra nhiều bằng chứng hơn.

Đối với Elena Gorolová - một nhân viên làm công tác xã hội ở Ostrava đã từng bị triệt sản ở tuổi 21- dự luật nói trên đánh dấu một thắng lợi có tính lịch sử của phụ nữ Séc.

“Chúng tôi đã phải trải qua một quá trình đấu tranh lâu dài và khó khăn để có được thắng lợi này. Những phụ nữ từng bị ép triệt sản thời đó nay đã già, một số người khác cũng đã qua đời. Tôi rất vui vì những phụ nữ này sẽ được nhìn thấy ánh sáng của công lý”, bà Gorolová, 51 tuổi, chia sẻ với tờ The Guardian.

Barbora Cernusakova - một quan chức của Tổ chức Ân xá quốc tế - cho rằng dự luật bồi thường cho phụ nữ đã từng bị ép triệt sản của Séc là một bước quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi phụ nữ ở nước này, và sẽ thúc đẩy các quốc gia khác trong khu vực, nhất là Slovakia, áp dụng chính sách tương tự để bù đắp cho các nạn nhân.

Theo phunuonline.com.vn