leftcenterrightdel
 Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Minh Hương (thứ 6 từ phải sang, hàng trước) và các đại biểu tham dự Chương trình

Đây là một trong chuỗi các hoạt động thiết thực hưởng ứng "Ngày thế giới phòng, chống mua bán người" và "Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người - 30/7" năm 2024 với chủ đề "Không trẻ em nào bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến phòng, chống mua bán người", góp phần cụ thể hóa các cam kết của Chính phủ Việt Nam trong cuộc chiến chống lại nạn mua, bán người.

Tham dự chương trình có: bà Nguyễn Thị Minh Hương - Phó chủ tịch Hội LHPN Việt Nam; bà Pauline Tamesis - Điều phối viên Thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam; bà Park Mi-Hyung, Trưởng đại diện Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM); Đại tá Vũ Xuân Đại, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; bà Phan Thị Minh Giang - Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao.. .cùng đại diện các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, các hội viên phụ nữ, học sinh, sinh viên...

leftcenterrightdel
 Đại diện các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế tham dự Chương trình

Theo số liệu thống kế từ Tập đoàn Dữ liệu Chống buôn người, số vụ mua bán người trên toàn cầu năm 2023 là hơn 156.000 vụ, diễn ra ở 189 nước với nạn nhân từ 187 quốc tịch khác nhau.

Trẻ em có nguy cơ bị bạo lực gấp đôi người lớn khi bị mua bán. Trẻ em là nạn nhân của mua bán người phải đối mặt với tình trạng lạm dụng kinh hoàng, ép buộc lao động, bị bán làm vợ, phải tham gia các cuộc xung đột hoặc các hoạt động phi pháp.

Những vết sẹo về thể chất và tâm lý của những tội ác của nạn mua bán người mà trẻ em phải gánh chịu sẽ tồn tại dai dẳng cho đến tuổi trưởng thành, cướp đi sự hồn nhiên, tương lai và các quyền cơ bản của các em.

leftcenterrightdel
Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Minh Hương phát biểu tại Chương trình 

Phát biểu tại Chương trình, bà Nguyễn Thị Minh Hương - Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam - cho biết: "Theo số liệu thống kê đầu năm 2024, Việt Nam có hơn 78 triệu người dùng internet và số lượng người dùng mạng xã hội là gần 73 triệu người, chiếm 73.3% dân số. Mạng internet và các thiết bị di động phổ biến, dễ tiếp cận và sử dụng vừa là cơ hội cho người dân tiếp cận thông tin, nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển kinh tế nhưng cũng làm tăng nguy cơ khiến họ có thể trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, internet và không gian mạng xã hội là môi trường phù hợp để truyền đi nhanh chóng và hiệu quả các thông điệp về phòng, chống mua bán người và di cư lao động an toàn tiếp cận với đại đa số người dân.

leftcenterrightdel
Các sinh viên thuyết trình về sáng kiến truyền thông thúc đẩy di cư an toàn và phòng, chống mua bán người 

Trong bối cảnh đó, Hội LHPN Việt Nam đã và đang tăng cường phát huy những lợi thế của công nghệ số, mạng xã hội để đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người. Các cấp Hội Phụ nữ hiện có khoảng gần 10 nghìn trang fanpage facebook, hơn 70 nghìn nhóm zalo được thành lập phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức hoạt động Hội. Các cổng thông tin điện tử, trang mạng xã hội là diễn đàn cung cấp kiến thức, kỹ năng cần thiết cho hội viên, phụ nữ và nhân dân về phòng, chống mua bán người. Các chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội về phòng, chống mua bán người với các hình thức mới mẻ, nội dung hấp dẫn cũng được triển khai, đã thu hút được hàng triệu lượt tiếp cận từ công chúng khắp cả nước.

leftcenterrightdel
 Chương trình thu hút sự quan tâm của nhiều sinh viên, thanh niên

Đồng thời, Hội LHPN các cấp cũng ưu tiên triển khai nhiều hoạt động truyền thông, giáo dục phòng ngừa mua bán người tới các đối tượng thanh thiếu niên; tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng làm cha mẹ để tăng cường chăm sóc và bảo vệ trẻ em; tổ chức nhiều hoạt động giúp nhau phát triển kinh tế gia đình tạo điều kiện giúp trẻ em được học hành, vui chơi; chương trình "Mẹ đỡ đầu" hỗ trợ các trẻ em mồ côi để tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ em vươn lên trong học tập và cuộc sống. Trong 6 tháng đầu năm 2024, các cấp Hội đã giúp đỡ 122/144 nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân mua bán người trở về được tiếp cận ít nhất 1 dịch vụ trợ giúp xã hội, đạt tỷ lệ 85%.

Hội LHPN Việt Nam cũng xác định sinh viên, học sinh vừa là đối tượng nhắm đến của loại tội phạm mua bán người, đồng thời vừa là lực lượng tích cực dẫn đầu trong công tác này. Với sức trẻ, nhiệt huyết và vốn kiến thức được bồi đắp qua những hoạt động, sự kiện truyền thông, các em thanh thiếu niên chắc chắn sẽ đóng góp một phần to lớn tạo nên cuộc sống bình yên, an toàn và lành mạnh cho chính các em và toàn xã hội".

leftcenterrightdel
leftcenterrightdel
6 sáng kiến xuất sắc nhất của Cuộc thi "Sáng kiến truyền thông của thanh niên thúc đẩy di cư an toàn và phòng, chống mua bán người" 

Chủ đề của Ngày thế giới phòng, chống mua bán người năm nay là "Không trẻ em nào bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến phòng, chống mua bán người". Đó cũng chính là thông điệp mà chương trình mong muốn gửi tới quý vị đại biểu. Mỗi chúng ta hãy luôn là một tuyên truyền viên, là cầu nối và lá chắn vững chắc góp phần cùng toàn dân, toàn xã hội chung tay phòng chống tội phạm mua bán người và tạo ra môi trường di cư lao động an toàn. Đồng thời, với những người trẻ, tôi cũng mong rằng các bạn với thế mạnh về sự hiểu biết và tinh thần học hỏi trong thời đại công nghệ số sẽ sử dụng công nghệ một cách thông minh để chủ động bảo vệ bản thân mình và đóng góp vào công cuộc phòng, chống mua bán người để bảo vệ những người xung quanh và gìn giữ an ninh, an toàn xã hội".

 Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Minh Hương

leftcenterrightdel
Đại diện Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an; Cục An Ninh mạng và phòng, chống tội phạm công nghệ cao, Bộ Công an; Ban Tuyên giáo TƯ Đoàn TNCS HCM chia sẻ những phương thức, thủ đoạn của tội phạm mua bán người... 

Trong chương trình, cuộc đối thoại giữa thanh thiếu niên và đại diện một số đơn vị chức năng, các đơn vị thông tin, truyền thông, công ty công nghệ không chỉ cung cấp thêm kiến thức về thực trạng cũng như những phương thức, thủ đoạn của tội phạm mua bán người, nhất là thủ đoạn lừa đảo qua mạng xã hội, mạng internet mà còn đưa ra được những giải pháp tiếp tục phát huy mạnh mẽ, đồng bộ sức mạnh và sự lan tỏa của không gian mạng vào việc phòng, chống mua bán người và thúc đẩy di cư an toàn.

PV