Xảy ra hàng loạt các vụ cháy rừng ở Canada năm 2023 - Ảnh: Reuters
Xảy ra hàng loạt các vụ cháy rừng ở Canada năm 2023 - Ảnh: Reuters

Nguyên nhân được xác định là do hạn hán nghiêm trọng ở rừng nhiệt đới Amazon, vấn nạn cháy rừng ở Canada đã cản trở khả năng hấp thụ carbon dioxide tự nhiên của chúng.

Điều đó có nghĩa là, "một lượng carbon dioxide lớn kỷ lục đã xâm nhập vào bầu khí quyển trái đất vào năm 2023, tiếp tục góp phần tạo nên tình trạng nóng lên toàn cầu", trích nghiên cứu.

Sự sống của hệ sinh thái thực vật giúp làm chậm biến đổi khí hậu, bằng cách hấp thụ một lượng lớn carbon dioxide - vốn là tác nhân chính sản sinh ra khí nhà kính, gây ra sự nóng lên toàn cầu.

Theo các nhà khoa học, rừng và các hệ sinh thái trên cạn khác có khả năng hấp thụ trung bình gần 1/3 lượng khí thải hàng năm từ nhiên liệu hóa thạch, công nghiệp và các hoạt động khác tạo ra bởi con người.

Thế nhưng, vào năm 2023, "bể chứa carbon sinh thái đó đã sụp đổ", khiến cho tốc độ tăng trưởng của carbon dioxide trong khí quyển năm 2023 tăng vọt lên 86% so với năm 2022.

Các nhà khoa học xác định nguyên nhân chính gây ra sự thay đổi này, là do nhiệt độ cao trên toàn cầu làm khô thảm thực vật ở rừng nhiệt đới Amazon và các khu rừng nhiệt đới khác, khiến chúng không thể hấp thụ nhiều carbon hơn, cùng với đó là hàng loạt các vụ cháy xảy ra ở Canada càng làm cho tình hình nghiêm trọng hơn.

Hệ sinh thái ở rừng nhiệt đới Amazon hiện không đủ khả năng hấp thụ carbon một cách hiệu quả - Ảnh:
Hệ sinh thái ở rừng nhiệt đới Amazon hiện không đủ khả năng hấp thụ carbon một cách hiệu quả - Ảnh: Reuters

"Đây là một lời cảnh báo đáng quan tâm, bởi tình trạng như đã xảy ra vào năm 2023 có thể sẽ là xu hướng phổ biến cho những năm tiếp theo, nếu chúng ta không có các giải pháp hữu hiệu cũng như hành động kịp thời" - Tiến sĩ Richard Birdsey thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khí hậu Woodwell ở Hoa Kỳ, cho biết.

Theo phụ nữ TPHCM