leftcenterrightdel
 GS.TS Nguyễn Thị Doan (giữa) - nguyên Ủy viên TƯ Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, Chủ tịch danh dự Hội Nữ trí thức Việt Nam và Ủy viên dự khuyết TƯ Đảng, Phó Chủ tịch Hội LHPNVN Tôn Ngọc Hạnh (thứ 5 từ trái sang) trao quà cho các nữ tri thức trẻ tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học năm 2022-2023

Hội nghị với sự tham dự của 60 báo cáo viên và gần 300 đại biểu là Ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, cán bộ, hội viên các Hội thành viên, các Chi hội, các đơn vị trực thuộc Hội Nữ trí thức Việt Nam. 

leftcenterrightdel
Toàn cảnh hội nghị 

Cùng với đó là 62 nữ khoa học trẻ (từ 40 tuổi trở xuống) được nhận Bằng khen của Hội Nữ trí thức Việt Nam và các nhà khoa học nữ đã được nhận Giải thưởng Kovalevskaia, Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam, Giải Kova.
62 nhà khoa học nữ trẻ được nhận Bằng khen của Hội Nữ trí thức Việt Nam vì có nhiều đóng góp trong nghiên cứu khoa học, trong đó, có 16 chị được công nhận học vị tiến sĩ, 1 chị đươc phong hàm Phó Giáo sư. Nhiều chị có những bài báo được đăng trên các tạp chí quốc tế; nhiều chị đoạt giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam, giải Nhất hội thi sáng tạo kỹ thuật cấp tỉnh.  

leftcenterrightdel
GS.TS Lê Thị Hợp - Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam - phát biểu khai mạc Hội nghị 

Tại Hội nghị, các nhà khoa học nữ đã có buổi thảo luận chuyên đề khoa học với 17 báo cáo tham luận thuộc 3 lĩnh vực: Khoa học xã hội và nhân văn với đời sống-xã hội; Môi trường và Nông nghiệp với phát triển bền vững; Y dược, dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
 

leftcenterrightdel
 GS.TS Nguyễn Thị Lang, Chi hội Nữ trí thức Đồng bằng sông Cửu Long với đề tài “Thiết lập liên kết gen mặn trên cây lúa trong điều kiện biến đổi khí hậu”

Trong phiên toàn thể, 4 báo cáo khoa học tiêu biểu, có hàm lượng khoa học cao được trình bày gồm: “Xây dựng đội ngũ nữ trí thức theo tinh thần Nghị quyết 27 của Ban Chấp hành TW khóa X: Thực trạng và những vấn đề đặt ra” của PGS.TS Ngô Thị Phương Lan - Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nữ trí thức Việt Nam, Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV, ĐH Quốc gia TPHCM; GS.TS Nguyễn Thị Lang, Chi hội Nữ trí thức Đồng bằng sông Cửu Long với đề tài: “Thiết lập liên kết gen mặn trên cây lúa trong điều kiện biến đổi khí hậu”; TS. Phạm Thị Mỵ - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nữ trí thức Việt Nam với đề tài “Vai trò của Khoa học xã hội và Nhân văn với môi trường"; PGS.TS Trương Tuyết Mai với đề tài "Nutrition care status and its solution for Vietnamese elderly".
 

leftcenterrightdel
 Bà Tôn Ngọc Hạnh, Ủy viên dự khuyết TƯ Đảng, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, phát biểu

Phát biểu tại Hội nghị, bà Tôn Ngọc Hạnh, Ủy viên dự khuyết TƯ Đảng, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, nhấn mạnh: "Năm 2023 là năm thứ 2 thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Nữ trí thức Việt Nam lần thứ III, nhiệm kỳ 2021-2026. Để phát huy tốt hơn vai trò, chức năng của Hội Nữ trí thức - tổ chức thành viên của Hội LHPN Việt Nam, mong rằng Hội Nữ trí thức Việt Nam sẽ tiếp tục đổi mới, sáng tạo, phát triển tổ chức Hội ngày càng lớn mạnh, tập hợp và phát huy tiềm năng của nữ trí thức, đóng góp cho sự phát triển của phụ nữ Việt Nam và sự nghiệp phát triển khoa học của đất nước".

- Năm 2019, Hội Nữ trí thức Việt Nam đã tổ chức hội nghị nữ khoa học lần thứ nhất tại khu vực phía Nam và phía Bắc, với chủ để: "Nữ trí thức với Khoa học và Công nghệ vì sự phát triển bền vững".

- Năm 2020, Hội nghị Nữ Khoa học lần thứ 2 được tổ chức với chủ đề "Nữ trí thức với nghiên cứu Khoa học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội".

- Năm 2023: Hội nghị Nữ Khoa học toàn quốc lần thứ 3, được tổ chức với chủ đề: "Ứng dụng Khoa học công nghệ vào đời sống, xã hội và chăm sóc sức khỏe cộng đồng" nhằm ghi nhận, quảng bá kết quả nghiên cứu khoa học của nữ trí thức và tăng cường hơn nữa sự kết nối, phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nữ trí thức trong hoạt động Khoa học Công nghệ, triển khai ứng dụng và thương mại hóa kết quả nghiên cứu; nâng cao hơn nữa vai trò của nữ trí thức trong giai đoạn phát triển mới và hội nhập quốc tế.

Bài, ảnh: An Khê