leftcenterrightdel
 Trẻ em khốn khổ trong cuộc chiến tranh tại Sudan - Ảnh: AFP

Mất đi nhiều thành viên trong gia đình do xung đột tàn khốc ở Sudan, Muaz Noureddine, cậu bé 15 tuổi sống ở Khartoum, là một trong số rất nhiều trẻ em phải chịu đựng sự tàn phá của chiến tranh.

“Em đang mua thực phẩm ở chợ thì một trận pháo kích dữ dội ập vào nhà em. Khi em chạy lại nhà, em nhìn thấy qua làn khói dày đặc, mẹ em từ trong nhà đi ra và la hét đau đớn”, Noureddine nói trong nước mắt khi nhớ lại vụ pháo kích đã giết chết những người thân yêu của em vào tháng 9/2023.

4 thành viên trong gia đình Noureddine, bao gồm cả em trai và chị gái của cậu bé, đều đã chết. Hơn 8 tháng sau tai nạn, gia đình em vẫn đang vật lộn để vượt qua. Mẹ cậu bé vẫn còn sốc sau sự vụ, hiếm khi ngủ và nói chuyện.

Noureddine cho biết mẹ em được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần do vụ tai nạn, nhưng không thể nhận được hỗ trợ và điều trị tâm lý vì không có trung tâm chuyên khoa trong hoàn cảnh hiện tại.

Bất chấp sự hỗ trợ tài chính từ người thân bên ngoài Sudan, Noureddine và gia đình em vẫn đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực, các loại đậu là thực phẩm duy nhất hiện tại.

Không riêng Noureddine, cuộc chiến đã ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ em trên khắp Sudan. Các em không được đến trường và gặp gỡ bạn bè, bị đánh cắp tuổi thơ, cuộc sống đảo lộn và để lại cho các em những nỗi sợ hãi không thể nào quên khi chứng kiến người thân của mình ra đi.

"Em đã mất những người thân trong gia đình. Mẹ em bị bệnh. Em nghĩ không có gì tồi tệ hơn có thể xảy ra với nhà em được nữa, vì nhà em chẳng còn gì cả”, Noureddine nói với vẻ buồn bã và đau khổ.

Mới đây, Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc, Tổ chức Y tế Thế giới và Chương trình Lương thực Thế giới cũng cho biết trong một tuyên bố chung rằng tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em ở Sudan đã đạt đến mức khẩn cấp.

Tuyên bố chỉ ra rằng ở bang miền Trung Darfur, tỷ lệ suy dinh dưỡng cấp tính ước tính là 15,6% ở trẻ em dưới 5 tuổi, trong khi ở trại tị nạn Zamzam, con số này là gần 30%.

Ngoài ra, theo ước tính của Liên hợp quốc, Sudan còn đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng di cư trẻ em lớn nhất thế giới, liên quan đến hơn 4 triệu em.

Theo phụ nữ TPHCM