leftcenterrightdel
Hai trang phục phỏng dựng thời Trần có sử dụng phụ kiện như kiếm và lệnh bài. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+) 

Hơn 100 diễn viên tham gia buổi trình diễn, giới thiệu cổ phục Việt Nam và tà áo dài truyền thống được cách điệu nhân Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam năm 2022.

Hoạt động được tổ chức sáng ngày 23/11 tại Trung tâm Hội nghị 37 Hùng Vương, thuộc sự kiện Ngày hội Di sản Văn hóa Việt Nam và Trình diễn áo dài dân tộc truyền thống.

Sự kiện do Liên hiệp các Hội UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc) Việt Nam chỉ đạo, Trung tâm UNESCO hỗ trợ Bảo tồn và Phát triển Nghệ thuật Việt Nam tổ chức cùng với Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp.

Tại đây, các đại biểu đã thảo luận và đưa ra các phương án phát triển bản sắc văn hóa Việt Nam, từ đó sinh ra lợi nhuận, hướng tới kết hợp phát triển song song, bền vững hai khía cạnh kinh tế và văn hóa.

Các đơn vị phối hợp thực hiện phỏng dựng cổ phục bao gồm Cổ trang Đại Việt quán, Đại Việt Phong Hoa, Đa La Xước Phục, Đông Phong, V Styles, Z và N. Phần lớn thành viên đều là các bạn trẻ, tự tìm kiếm, nghiên cứu cổ phục để dựng nên những bộ đồ, phụ kiện, vũ khí thời xưa...

leftcenterrightdel
Áo nhật bình thời Nguyễn vốn là lễ phục, chuyên được mặc trong các dịp đặc biệt trong triều đình. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)   

 

Hiện nay, các đơn vị đã có thu nhập từ việc cho thuê những trang phục, vật phẩm này. Khách hàng chủ yếu là các bạn học sinh, sinh viên, thanh niên nói chung, nhiều đám cưới cũng thuê bộ áo nhật bình, áo ngũ thân để chưng diện, tạo nên xu hướng mới nhưng đậm chất xưa cũ trong cuộc sống hiện đại.

Anh Trần Huy Khôi - người sáng lập Đa La Xước Phục, một đơn vị tự phát làm về nghiên cứu và phỏng dựng cổ phục cho xét sự kiện là cơ hội tốt để quảng bá những sản phẩm văn hóa cũng như ghi nhận những nỗ lực của những người làm nghiên cứu và phỏng dựng như mình.

Bên cạnh đó, các trang phục áo dài được cách điệu là sản phẩm của các nhà thiết kế theo phong cách hiện đại và các doanh nhân từ ba miền. Mỗi trang phục đều được thiết kế tỉ mỉ trên vạt áo và mấn đội đầu.

Tại sự kiện, ông Trần Văn Mạnh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam - khẳng định di sản có ý nghĩa rất lớn trong sự phát triển của các quốc gia.

leftcenterrightdel
Ông Trần Văn Mạnh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam tại sự kiện. (Ảnh: BTC) 

 

"Việt Nam là đất nước có nhiều truyền thống tốt đẹp kế thừa từ hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, là một quốc gia có non sông hùng vĩ, nhiều kỳ quan kiến trúc lịch sử và văn hóa có giá trị độc đáo, hàng vạn di tích lịch sử và văn hóa và thiên nhiên. Vì vậy, Việt Nam thực sự là một đất nước có tiềm năng văn hóa và có lợi thế để phát triển các ngành kinh tế dựa trên khai thác giá trị kinh tế của di sản," ông Nguyễn Văn Mạnh nhận định.

Trong buổi sáng ngày 23/11 cũng diễn ra các thảo luận về bảo tồn và giữ gìn di sản văn hóa, với sự tham gia của các nhà nghiên cứu, đại diện các doanh nghiệp có sản phẩm khai thác các giá trị văn hóa truyền thống, di sản văn hóa đáng quý của Việt Nam./.

leftcenterrightdel
Trang phục được phỏng dựng theo tượng Hậu Phật bà Nguyễn Thị Thanh, hiệu Diệu Tịnh ở chùa Đại Bi, huyện Gia Lâm, Hà Nội. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+) 
leftcenterrightdel
 Cổ phục thời Trần được phỏng dựng và trình diễn tại sự kiện. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
leftcenterrightdel
Người mẫu trong trang phục áo tấc tay thụng có cách điệu và nón quai thao. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+) 
leftcenterrightdel
 Hai trang phục phỏng dựng thời Trần có sử dụng phụ kiện như kiếm và lệnh bài. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
leftcenterrightdel
  Áo tứ thân của người phụ nữ miền Bắc. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
leftcenterrightdel
Áo mãng bào màu đỏ tươi dành cho hoàng tử thời Nguyễn, trong đó 'mãng' cũng là từ chỉ rồng nhưng thực chất chỉ là dạng hóa thân cấp bậc thấp của sinh vật này. (Ảnh: BTC)

Theo vietnamplus