leftcenterrightdel
Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Phương Nga (bên phải) tiếp bà Ramla Khalidi - Trưởng Đại diện thường trú Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) (Ảnh: Thu Hà). 
Bà Ramla Khalidi cũng tin tưởng Việt Nam đã và đang làm tốt trong các chương trình nghị sự về ứng phó với biến đổi khí hậu và nhân quyền, đặc biệt trong các nội dung chủ chốt. Với việc trúng cử là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025, Việt Nam có thể đóng góp nhiều hơn vào chương trình nghị sự của Liên hợp quốc trong lĩnh vực này.

Đáp từ, Chủ tịch Nguyễn Phương Nga cho biết, Liên hợp quốc và UNDP đã đóng góp quan trọng vào sự thành công, thịnh vượng của Việt Nam. UNDP đã hỗ trợ, kết nối Việt Nam với thế giới để khắc phục hậu quả chiến tranh, vượt khó khăn trong quá trình xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế. UNDP cũng đã quan tâm, hỗ trợ cho công tác viện trợ phi chính phủ nước ngoài của VUFO. Hiện nay, UNDP cung cấp viện trợ tài chính cho 2 tổ chức trong lĩnh vực chống biến đổi khí hậu và phòng chống lũ lụt. Kế hoạch phát triển quốc gia cho Việt Nam giai đoạn 2022 – 2026 của UNDP rất phù hợp với chiến lược phát triển của Việt Nam và mục tiêu của UNDP.
leftcenterrightdel
 Chủ tịch Nguyễn Phương Nga (bên phải) chụp ảnh lưu niệm với bà Ramla Khalidi - Trưởng Đại diện thường trú Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) (Ảnh: Thu Hà).

Theo Chủ tịch Nguyễn Phương Nga, Việt Nam đang thực hiện kế hoạch phát triển đến năm 2045. Trong quá trình đó, Việt Nam vẫn cần sự hỗ trợ của quốc tế trong các vấn đề như biến đổi khí hậu, khắc phục hậu quả bom mìn, bình đẳng giới, giảm nghèo bền vững, phục hồi hậu Covid-19…

Trưởng Đại diện thường trú Chương trình phát triển Liên hợp quốc nhấn mạnh, hai bên cũng cần duy trì những kết quả đã đạt được, nhìn nhận các vấn đề còn khó khăn, vướng mắc và tìm giải pháp khắc phục. UNDP quan tâm đến vấn đề chuyển đổi năng lượng và khả năng thích ứng của Việt Nam và sẽ đồng hành, hỗ trợ Việt Nam trong vấn đề này.

Theo thoidai