leftcenterrightdel
 

"Khung cảnh tận thế" bao trùm hòn đảo

Đêm 08/08 (giờ địa phương), do gió bão thổi bùng cùng tình trạng hạn hán kéo dài, một ngọn lửa dữ dội đã bùng lên tại vùng cực tây của Maui, nơi nằm cách thủ đô Honolulu 167 km. Sau đó, điều kiện gió mạnh đã khiến cho đám cháy nhanh chóng lan ra và tàn phá trên diện rộng ở Lahaina, thành phố nghỉ mát ven biển nổi tiếng với khoảng 13.000 người sinh sống và đón 2 triệu khách du lịch mỗi năm nằm ở phía tây bắc Maui.

leftcenterrightdel
Đám cháy bắt đầu bùng phát tại Maui và lan nhanh sang các khu vực khác do gió mạnh 

 

Daniel Sullivan, một người có mặt ở hiện trường cho biết anh đã nhìn thấy ngọn lửa "tiến đến ngày càng gần và không còn đường nào để ra ngoài bởi các con đường đã bị chặn".

"Đó là tận thế. Chúng tôi chưa bao giờ thấy cảnh tượng này" - anh Sullivan cho biết.

leftcenterrightdel
 

Những ngày sau đó, mặc cho nỗ lực dập lửa, đám cháy vẫn tiếp tục lan rộng và tấn công nhiều khu vực khác trên đảo Maui đồng thời thiêu trụi hơn 1.000 công trình, xe cộ trên đường phố và khiến hàng nghìn người phải sơ tán và nhiều người mất tích. Tính đến ngày 13/08, ít nhất 89 người đã được xác nhận tử vong do vụ việc.

leftcenterrightdel
 Đám cháy bao trùm, biến Hawaii thành "hỏa ngục"

 

Với con số thương vong cao cùng mức độ tàn phá khủng khiếp, ngày 10/08, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đã ban bố "tình trạng thảm họa" tại Hawaii. Vụ cháy rừng này được cho là thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất lịch sử Hawaii, vượt qua cả thảm họa sóng thần khiến 61 người thiệt mạng vào năm 1961.

Tìm mọi cách thoát thân khỏi thảm kịch

Đối mặt với những ngọn lửa khổng lồ cùng gió lớn, nhiều người dân Hawaii cùng khách du lịch đã nỗ lực làm mọi cách để thoát khỏi thảm họa. Nhiều người chấp nhận nguy hiểm lái xe băng qua "biển lửa", nhiều người đứng nấp sau những tấm chắn đê quanh bờ biển. Thậm chí, không ít người còn bất chấp nhảy xuống biển để thoát thân khỏi đám cháy.

leftcenterrightdel
Nhiều người nhảy xuống biển thoát thân 

 

Đáng chú ý, trước đó, Hawaii luôn tự hào về hệ thống cảnh báo an toàn công cộng ngoài trời lớn nhất trên thế giới có khả năng cảnh báo đối với tất cả mối nguy hiểm với 400 còi báo động ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên, nhiều người ở thị trấn Lahaina may mắn sống sót cho biết họ không nghe thấy bất kỳ tiếng động nào và chỉ thực sự nhận ra sự việc khi đám cháy đã ở rất gần.

leftcenterrightdel
Việc không được cảnh báo trước về thảm họa khiến nhiều người không kịp thoát thân 

 

Marlon Vasquez, một đầu bếp 31 tuổi từ Guatemala đến Mỹ, cho biết khi anh nghe thấy chuông báo cháy, đã quá muộn để chạy thoát.

"Tôi mở cửa và ngọn lửa gần như bao trùm lấy chúng tôi. Chúng tôi chạy và chạy. Chúng tôi đã chạy gần như cả đêm và sang ngày hôm sau, vì ngọn lửa vẫn không ngừng." - anh nói sau khi đến được trung tâm cứu trợ.

leftcenterrightdel
Sân bay tại Hawaii chật kín khách du lịch tìm chuyến bay trở về nhà sau thảm họa 

 

Khung cảnh tang thương sau thảm họa

Tính đến sáng ngày 13/08, các quan chức cho biết đám cháy Lahaina hiện đã được khống chế 85%.  Ngoài ra, đám cháy Puleh cũng đã được khống chế 80% và đám cháy Maui vùng cao được khống chế 50%, văn phòng quận cho biết trong một bài đăng trên Facebook.

"Lính cứu hỏa tiếp tục chiến đấu với ngọn lửa trong cả ba đám cháy"

leftcenterrightdel
Hòn đảo bao trùm bởi tro tàn sau đám cháy 

 

Dù đám cháy đã được kiểm soát nhưng vô số người đã mất nhà cửa, của cải và thậm chí là người thân. Nhiều người đau lòng nhìn cảnh tượng nơi ở của họ với một màu xám bao phủ, những hàng cây cháy xém cùng hàng loạt các di tích lịch sử, khu nghỉ dưỡng, bến tàu giờ chỉ còn lại bộ khung.

leftcenterrightdel
Những gì còn lại tại Hawaii khiến nhiều người xót xa 

 

Bờ biển phía tây của Maui, thuộc thủ đô Lahaina là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất sau vụ cháy. Từ những con phố nhộn nhịp và những bãi biển đẹp như tranh vẽ cho đến những ngôi nhà bị cháy xém và những chiếc ô tô bị thiêu hủy, tất cả tạo nên một cảnh tượng được ví như "hỏa ngục" tại nơi vốn được coi là hòn đảo "thiên đường" nổi danh.

leftcenterrightdel
Người dân không kìm được nước mắt vì mất người thân trong hỏa hoạn 

 

Thống đốc Hawaii Josh Green cho biết sẽ mất nhiều năm trời và hàng tỷ đô la để thị trấn Lahaina cũng như các vùng khác tại hòn đảo này có thể khôi phục trở lại. Ông cho biết ước tính có tới 1.000 người vẫn đang mất tích, đồng thời ông cũng tỏ ra vô cùng đau buồn khi chứng kiến hòn đảo Hawaii bị phá hủy đến mức khó có thể nhận ra.

"Những gì chúng ta đã chứng kiến thật là thảm khốc. Mức độ bị tàn phá của Lahaina sẽ khiến bạn bị sốc. Nó trông như một quả bom đã phát nổ tại đây". 

leftcenterrightdel
Nhiều người cố gắng đào bới, tìm kiếm kỷ vật còn sót lại sau vụ cháy 

Thanh Tâm/Nguồn: CNN, The Guardian