Bà Soumya Swaminathan - người đứng đầu các công trình nghiên cứu dịch tễ học của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, đã có bằng chứng rõ ràng cho thấy đại dịch COVID-19 không chậm lại vì sự lây lan của biến thể Delta. Song song đó, tiến trình tiêm chủng trì trệ của một số quốc gia và vùng lãnh thổ đang dẫn đến sự gia tăng số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới.
Bà Soumya Swaminathan là một bác sĩ nhi khoa và nhà khoa học lâm sàng người Ấn Độ - người nổi tiếng với những nghiên cứu về bệnh lao và HIV. Kể từ tháng 3/2019, bà là Nhà khoa học chính của Tổ chức Y tế Thế giới.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn gần đây, nhà khoa học này cho biết, các trường hợp mắc bệnh COVID-19 đang có chiều hướng gia tăng ở 5 trong số 6 khu vực thuộc châu Phi và hệ quả của nó là con số tử vong đã tăng 30 - 40% trong hai tuần qua.
|
Bà Soumya Swaminathan Yadav là một trong những Nhà khoa học chính của Tổ chức Y tế Thế giới - Ảnh Reuters |
“Trong 24 giờ qua, những báo cáo gởi về WHO cho thấy có gần 500.000 trường hợp nhiễm bệnh mới. Tổ chức chức Y tế Thế giới cũng đã ghi nhận khoảng 9.300 trường hợp tử vong. Điều này có nghĩa "bóng ma" đại dịch đã từng tước đoạt sinh mạng hàng triệu người trên thế giới vẫn còn là một mối hiểm hoạ và chưa hề có dấu hiệu dừng hoặc chậm lại”, nhà khoa học nữ cho biết.
Bà Swaminathan nói thêm rằng, các nhà khoa học trên thế giới đã chứng minh biến thể Delta là chủng virus dễ lây lan, khó ngăn chặn và nguy hiểm nhất kể từ dịch bệnh xuất hiện. Nếu như trước đây, một người nhiễm virus COVID-19 chỉ có thể lây nhiễm cho ba người tiếp xúc gần thì nay biến thể Delta có thể lây nhiễm cho gần 8 người.
|
Biến thể Delta với tốc độ lây lan chóng vánh cùng sự chủng chậm chạp của một số quốc gia đã làm gia tăng các ca nhiễm. |
Trong khi đó, mọi người vì những bức bách hoặc buộc phải rời khỏi nhà vì sinh kế hay việc yêu thích hòa nhập với xã hội cũng dẫn đến những trường hợp lây nhiễm chéo. Hơn nữa, nhiều quốc gia trên thế giới, đã có những khu vực nới lỏng các hạn chế, thậm chí tuyên bố bãi bỏ các biện pháp an toàn như đeo khẩu trang nơi công cộng cũng đã dẫn đến sự gia tăng các trường hợp mắc bệnh, người đại diện WHO nhấn mạnh.
“Ở một số quốc gia với những chương trình tiêm chủng được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ đã cho thấy giảm mức độ các trường hợp mắc bệnh COVID-19 nghiêm trọng và số ca nhập viện theo chiều hướng tỷ lệ thuận. Trong khi đó vẫn có nhiều nơi trên thế giới phải đối mặt với tình trạng thiếu oxy, thiếu giường bệnh và tỷ lệ tử vong vì COVID-19 cao hơn bởi thiếu vắng sự tiêm ngừa”, bà Swaminathan nói về giá trị của những mũi tiêm phòng.
|
Tiêm chủng cho đến giờ đã là biện pháp gần như duy nhất để ngăn ngừa sự phát tán của COVID-19. |
Tuy nhiên, trong bức tranh đen tối của mùa đại dịch trên toàn cầu, nhà khoa học Ấn Độ cũng cho thấy những mảng sáng đang nhen nhóm. Trong một cuộc phỏng vấn khác, bà Swaminathan cho biết trên thế giới nhiều nước đang chạy đua để phát triển, sản xuất vắc xin nhằm đẩy nhanh tiêm chủng, ngăn chặn đại dịch. Trong đó, những dữ liệu thử nghiệm giai đoạn 3 của Covaxin của Ấn Độ có vẻ đầy hứa hẹn và bà tin rằng nó có thể được WHO phê duyệt vào giữa đến cuối tháng 8.
“Tôi nghĩ rằng dữ liệu thử nghiệm ở giai đoạn 3 của Covaxin là tốt và đáng khích lệ. Điều đáng mừng ở chỗ các hãng dược phẩm điều chế vacxin đã sắp xếp theo trình tự của khoảng 60% các biến thể đột phá được nhìn thấy trong cuộc thử nghiệm. Điều này có nghĩa sẽ mang lại một kết quả tổng thể khá cao để chống lại những biến thể hậu Delta”, nữ khoa học người Ấn Độ kết luận.
Theo phunuonline.com.vn