Trong công cuộc đấu tranh gian khổ vì Độc lập và Thống nhất Tổ quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ giải phóng Miền Nam đã trở thành thành viên của Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ Quốc tế (LDPNDCQT). Sau khi thống nhất, cô Ba Định vinh dự được bầu làm Phó Chủ tịch Liên đoàn và ở tuổi 70, Cô được nhận Huân chương E. Cotton mang tên Chủ tịch đầu tiên của Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ Quốc tế.
Năm l985, trong Hội nghị các vị lãnh đạo Hội Phụ nữ các nước XHCN họp ở Moskva, nữ anh hùng du hành vũ trụ V. Tereckova, Chủ tịch Ủy ban Phụ nữ Liên Xô đã đánh giá cao vai trò của Hội LHPN Việt Nam, một Hội mạnh và năng động trên trường Quốc tế và Phó Chủ tịch LDPNDCQT Nguyễn Thị Định hoạt động tích cực và hiệu quả.
Tại Hội nghị của LĐPNDCQT ở Berlin mùa xuân năm 1986 họp bàn về chuẩn bị cho Đại hội Phụ nữ Thế giới ở Moskva năm 1987, tôi đi tháp tùng cô Ba Định. Khi giải lao, cô Ba Định không hề ngừng nghỉ, liên tục gặp gỡ, trò chuyện cùng các đại biểu tham dự hội nghị. Cuộc trò chuyện nào cũng xúc động, chân thành, cởi mở như chị em lâu ngày gặp nhau, không hề phân biệt màu da, ngôn ngữ, tín ngưỡng...
Năm 1987, năm cuối cùng cô Ba Định đi hoạt động quốc tế, với cương vị là Phó Chủ tich LĐPNDCQT và Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, cô vinh dự có mặt trên khán đài Chủ tịch. Buổi khai mạc Đại hội với trên ba ngàn đại biểu khắp năm châu bốn biển tham dự. Lúc giải lao, một nữ biên tập viên của một nhà xuất bản người Hàn Quốc ở Mỹ đã len lỏi giữa biển người đông đúc để đến cầm tay cô Ba Định xúc động nói gấp gáp: “Cháu mạn phép Bà đặt tên con gái cháu là Kiên Định để học tập gương đấu tranh kiên cường của Bà cho chủ nghĩa dân tộc".
Bà Fanny Edelman, đoàn đại biểu Achentina đồng thời giữ chức vụ Phó Chủ tịch LĐPNDCQT cũng rất ngưỡng mộ và thân thiết với cô Ba Định, đã mời cô Ba Định về phòng mình trò chuyện. Tại đây, một nữ nhà báo trẻ đã quỳ xuống bên cạnh ghế cô Ba ngồi và nói với giọng thật xúc động: “Bà ơi, cháu đã bị chế độ độc tài ở Achentina trước đây cầm tù mười năm. Chổng cháu cùng hoạt động trong phong trào sinh viên cũng bị tù. Cháu sinh con trong nhà tù. Nhờ tấm gương dũng cảm của bà mà cháu giữ vững được tinh thần trong ngần ấy năm bị giam cầm. Cháu cảm ơn bà…”
Trong khi bà Fanny Edelman và cô Ba Định đang trò chuyện thì các thành viên đoàn Achentina ùa vào phòng, ngổi ngay dưới sàn. Bà Fanny trịnh trọng giới thiệu cô Ba Định là thiếu tướng, nguyên là Phó Tư lệnh lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam. Tất cả mọi người vỗ tay nhiệt liệt chào mừng. Cô Ba Định ôn tồn phát biểu: “Thật tình tôi đâu có muốn làm tướng. Vì hoàn cảnh nước nhà bị xâm lược, chồng bị bắt tù đầy, hy sinh trong nhà tù thực dân, như nhiều chị em phụ nữ khác mất chồng, mẩt con, tôi phải tham gia đấu tranh. Tôi cũng như bao chị em chỉ mong ước có hòa bình, công lý, hạnh phúc bên chồng con”. Lời nói giản dị của cô khiến cho mọi người cảm động. Cũng với tấm lòng đôn hậu đó, khi cô Ba Định tham dự và phát biếu tại tiểu ban Vì hòa bình và chống chiến tranh hạt nhân, Cô đã nhận được sự đồng tình, hoan nghênh khi kêu gọi mọi người không phân biệt chủng tộc, tín ngưỡng để đoàn kết cùng nhau bảo vệ hòa bình, chống xung đột vũ trang, chống chạy đua vũ trang hạt nhân.
Cũng trong chuyến đi này, một cuộc hội ngộ thật bất ngờ diễn ra khi Đoàn đang chuẩn bị hành lý ra sân bay. Cụ V.Varlamova, chị em kết nghĩa với cô Ba Định đã ở tuổi 90, tóc bạc phơ chống gậy đến tìm gặp Cô. Cụ V.Varlamova là một văn sĩ, nghệ sĩ, đã từng tìm đến khách sạn gặp cô Ba Định để kết nghĩa chị em khi cô Ba Định lần đầu sang Liên Xô năm 1974 nhận giải thưởng quốc tế Hòa bình Lê Nin tại điện Kremlin. Cụ Varlamova đã được Đại sứ nước ta trao tặng Huy chương Hữu nghị vì đã có những hoạt động đóng góp tích cực đối với Việt Nam.
Chuyến đi cuối cùng khép lại năm 1987 với bao sự kiện đáng nhớ là cô Ba Định nhận lời sang thăm hữu nghị Afghanistan và trao đối kinh nghiệm dân vận với Hội đồng phụ nữ Afghan. Đây là chuyến đi mạo hiểm bởi vì lúc đó, chiến sự ở Afghanistan đang leo thang khi Liên Xô bắt đầu rút quân, các lực lượng đối kháng tấn công mạnh. Tuy nhiên, một lần nữa, Cô Ba Định lại thể hiện xuất sắc cương vị của vị nữ tướng từng lãnh đạo đội quân tóc dài làm công tác binh vận, dịch vận. Suốt thời gian ở Afghanistan, cô Ba Định luôn làm việc với cường độ rất cao. Ngoài những buổi làm việc với Hội đồng phụ nữ Afghan, Cô đã đi thăm trại trẻ mồ côi do chiến tranh, thăm bảo tàng trưng bày vũ khí, làm việc với Bộ ngoại giao Afghanistan. Đặc biệt, ngày cuối cùng Cô đã được Chủ tịch nước Afghan Najybollah tiếp tại dinh Chủ tịch. Tại đây, ông Najybollah phát biểu: “Khi còn là sinh viên y khoa, tôi đã từng tham gia đấu tranh đòi quan Mỹ rút quân về nuớc và ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam. Tôi khâm phục phụ nữ Việt Nam một tay đung đưa nôi ru con, một tay cải tạo thế giới...”
Trước khi ra sân bay từ biệt Kabun, Cô Ba Định đã nhắc cán bộ trong đoàn tặng quà tận tay ông bếp trưởng đã tận tận tụy nấu ăn rất khéo, và Cô còn mời cả tiểu đội chiến sĩ ngày đêm canh gác tháp tùng đoàn trong mọi hoạt động từ tầng hầm ra sân để Cô bắt tay càm ơn từng người. Không thể tả hết vẻ mặt vui sướng của các chiến sĩ trẻ được phục vụ vị Phó Chủ tịch Nước CHXHCNVN- Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam vô cùng tài ba mà cũng rất đỗi giản dị và đôn hậu.
Nữ tướng Nguyễn Thị Định – Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, Phó Chủ tịch Liên Đoàn PNDCQT đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì tiến bộ xã hội và nhân đạo hóa các quan hệ quốc tế với tinh thần trách nhiệm cao và biệt tài về công tác dân vận quốc tế đã để lại bao bài học quý giá cho các thế hệ phụ nữ Việt Nam và bạn bè phụ nữ quốc tế noi theo.
Hồi ức của bà Nguyễn Hạc Đạm Thư, nguyên Phó Ban Quốc tế TW Hội LHPN Việt Nam