|
|
CEO Ngô Thị Tuyên: Việc cung ứng lao động thì người lao động là trung tâm. |
CEO Ngô Thị Tuyên thuộc thế hệ 8X, hiện đang là Giám đốc Công ty TNHH quốc tế IBC, công ty hoạt động trong các lĩnh vực cung ứng lao động phổ thông có tay nghề cho các nước phát triển, hoạt động dịch vụ việc làm và dịch vụ sorting linh kiện cho các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử Hàn Quốc có tại các Khu công nghiệp thuộc các tỉnh thành phía Bắc.
Chào CEO Ngô Thị Tuyên - việc xây dựng chuỗi cung ứng lao động ổn định, trong đó đặt người lao động là trung tâm. Điều này có phải là kim chỉ nam để Công ty TNHH quốc tế IBC phát triển?
Tôi cho rằng trong quá trình hoạt động sản xuất hay kinh doanh các công ty đều đặt con người là vị trí trung tâm. Công ty có phát triển bền vững, có khoẻ được hay không thì phải nhờ vào sự tâm huyết của nhân viên và ngược lại vì phía sau mỗi nhân viên của công ty còn có gia đình, là bố mẹ, vợ con những người thân yêu nhất. Cho nên, cuộc sống của mỗi con người chúng ta, chung quy, luôn gắn bó mật thiết với cuộc sống của doanh nghiệp nơi ta làm việc. Đó cũng chính là kim chỉ nam không chỉ của riêng Công ty TNHH quốc tế IBC mà còn là của nhiều doanh nghiệp khác. Đặc biệt là trong và sau cơn khủng hoảng mang tên Covid-19 này, thì sự sống còn chung ấy lại rõ hơn bao giờ hết.
Và tôi luôn tự đặt ra mục tiêu của mình dù mức độ có khó khăn như thế nào thì cũng không thể bỏ bất cứ một nhân viên nào lại phía sau mình, cứ sống chân thành thì điều thiện lành sẽ tự tới.
Có lẽ vì thế, sau cơn đại dịch Covid-19, doanh nghiệp tôi đã tạo được niềm tin và đang làm việc với hơn 12 khách hàng có nhà máy ở các tỉnh Miền Bắc như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hòa Bình, Vĩnh Phúc... Tính nửa đầu năm 2023, số lượng nhân sự mà IBC đã cung ứng là hơn 1.000 người vào làm việc tại các nhà máy khu vực khác nhau.
|
|
CEO Ngô Thị Tuyên cùng với các nhân viên của mình xây dựng phát triển Công ty TNHH quốc tế IBC. |
Chị nhận định như thế nào về vị thế của các công ty cung ứng lao động việc làm với sự phát triển xã hội như hiện nay?
Nhìn chung về bức tranh toàn cảnh thì thị trường lao động vẫn trong tình trạng phục hồi sau thời gian khủng hoảng do dịch Covid-19, tuy nhiên còn phụ thuộc nhiều vào tình hình kinh tế, xã hội. Việt Nam vẫn còn chịu tác động lớn vào tình hình chính trị trên thế giới và lạm phát, giá cả tăng cao khiến nhu cầu sử dụng các lao động của các đơn vị khác cũng sụt giảm. Điều này cũng sẽ dẫn đến các công ty cung ứng dịch vụ lao động, việc làm bị sụt giảm các đơn hàng, người lao động mất việc hoặc chưa tìm được việc làm phù hợp. Tình hình sẽ càng khó khăn hơn nếu chúng ta chưa đưa ra được các giải pháp căn cơ của từng vấn đề.
Tuy nhiên, xen lẫn ở bức tranh đầy biến động này cũng là một cơ hội lớn cho những doanh nghiệp đang làm mảng cung ứng lao động, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp khó khăn không thể duy trì lượng lao động cố định trong một thời gian dài.. thay vào đó nhu cầu sử dụng lao động thời vụ hoặc lao động làm việc ngắn hạn sẽ được ưu tiên. "Lấy ngắn nuôi dài" - cũng là một mục tiêu mà công ty chúng tôi đã và đang thực hiện trong thời gian qua.
|
|
CEO Ngô Thị Tuyên luôn có những hướng đi mới cho công ty phát triển. |
CEO Ngô Thị Tuyên có những hướng đi mới nào để đảm bảo cho sự phát triển của doanh nghiệp trong thời kỳ mới?
Trong 2 năm đại dịch Covid-19 các hoạt động sản xuất kinh doanh bị trì trệ khiến nhiều đơn vị bị đứt gãy khiến nguồn cung ứng lao động cũng suy giảm. Số lao động có việc làm giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua và tỷ lệ lao động thiếu việc làm, thất nghiệp tăng cao.
Có thể nói năm 2023 chính là một một năm đầy khó khăn và thách thức đối với các doanh nghiệp trong nước cũng như chính với Công ty TNHH quốc tế IBC. Nhưng trong khó khăn thách thức mới mở ra cơ hội để thúc đẩy thành công, biến những khó khăn thành cơ hội để phát triển. Tôi cho rằng vì nhu cầu sử dụng lao động giảm thì chính công ty chúng tôi sẽ đưa ra những giải pháp hợp lý, khôi phục niềm tin trên thị trường, mở ra cơ hội hành động thúc đẩy phát triển, tạo được một vị trí trong ngành.
Trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, đểchuỗi cung ứng lao động được ổn định thì tư duy quảntrị lao động phải toàn diện gồm cả lao động chính thứcvà phi chính thức, bảo đảm thống nhất hệ thống phápluật có liên quan trong quản lý lao động. Về dài hạn, cần xây dựng tổng hòa bộ giải pháp để theo dõi, quảnlý, dự báo thông tin về thị trường lao động, kết nốicung cầu nội vùng, liên vùng với hệ thống dữ liệu quốcgia về lao động gắn với cơ sở dữ liệu dân cư. Đối vớinguồn nhân lực, cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng kỹnăng cho người lao động để đáp ứng chuyển đổi số, góp phần tăng năng suất lao động.
Chị có chia sẻ hay lời nhắn như thế nào đối với các doanh nghiệp trẻ hoặc đối với các doanh nghiệp đang bắt đầu làm mảng cung ứng lao động?
Tôi chỉ có lời nhắn nhủ với các bạn đã đang hoặc có ý định làm mảng cung ứng lao động rằng mọi người cùng nhau cố gắng vượt qua khó khăn trước mắt, biến thách thức thành cơ hội để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực. Chủ của doanh nghiệp cần đào tạo kỹ năng cho người lao động để đáp ứng chuyển đổi số, phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, tăng cường kết nối cung - cầu lao động để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực.
Và đặc biệt, khi làm kinh doanh chính là thực hiện quan niệm cho đi mới là hạnh phúc hơn cả. Điều tuyệt vời nhất của sự cho đi chính là nhận lại sự bình yên, thanh thản trong tâm hồn.
Cảm ơn chị về những chia sẻ!
Theo baoquocte