Ảnh minh họa.
Một nghiên cứu của Harvard cho thấy trẻ có chỉ số IQ cao thường có 3 “thói quen xấu” mà cha mẹ không nên vội sửa.
Trẻ không trả lời khi tập trung làm việc gì đó
Một số cha mẹ sẽ nhận thấy rằng khi con họ đang làm việc gì đó, họ gọi con nhiều lần nhưng trẻ phớt lờ.
Ví dụ, khi con đang chơi xếp hình, người mẹ đã gọi tên đứa trẻ nhiều lần liên tiếp, sau khi giọng nói to hơn, đứa trẻ đáp lại một cách cho có lệ, trông rất giống dấu hiệu của chứng “mất trí nhớ”, nhưng thực chất, đây là biểu hiện của sự tập trung của trẻ vào việc chúng đang làm.
Trẻ sinh ra đã có khả năng tập trung nhất định nhưng mức độ tập trung của mỗi trẻ là khác nhau, có trẻ tập trung yếu, có trẻ tập trung mạnh, trẻ có khả năng tập trung cao có thể gặp những tình huống “không phản ứng”.
Ảnh minh họa.
Nhưng đồng thời, khả năng tập trung cao là đặc điểm của trẻ có IQ cao, trẻ càng tập trung thì làm việc càng hiệu quả.
Trẻ thích lục lọi và tháo rời mọi thứ
Một số cha mẹ cảm thấy rất phiền phức khi trẻ luôn luôn lục lọi đồ đạc, hoặc tháo dỡ một số đồ vật trong nhà thành từng mảnh khiến cho chúng ta rất lo lắng. Nhưng trên thực tế, loại hành vi này chính là biểu hiện của việc trẻ thích sự khám phá, tìm tòi những điều chưa biết. Đó cũng là đặc tính điển hình của trẻ có IQ cao.
Luôn đặt câu hỏi về điều cha mẹ nói
Có những đứa con nữa khiến các bậc cha mẹ phải đau đầu, đó là những đứa trẻ thường thích “cãi vã” với cha mẹ và hoàn toàn không tin vào những gì họ nói. Khi thấy lời nói của cha mẹ không hợp với nhận thức của bản thân, thì trẻ luôn thích bày tỏ và bám sát quan điểm của riêng mình.
Ảnh minh họa.
Người xưa gọi những đứa trẻ này là cứng đầu, nhưng thực chất đây chỉ là dấu hiệu cho thấy trẻ thích suy nghĩ và có quan điểm độc lập. Chỉ khi trẻ sẵn sàng suy nghĩ thì trẻ mới phát hiện ra vấn đề trong lời nói của cha mẹ, dù trẻ đôi khi có thể có quan điểm sai và khăng khăng giữ quan điểm đó, vì do nhận thức còn hạn chế, nhưng đây vẫn là dấu hiệu cho thấy trẻ có chỉ số IQ cao.
Chỉ cần cha mẹ có thể đưa ra những lý do chính xác để giải thích cho nhận định của mình thì trẻ sẽ sửa chữa được lỗi lầm.
Vì vậy, khi cha mẹ nhận thấy con mình có “vấn đề”, đừng vội lo lắng mà hãy nhìn nhận hành vi của con một cách khoa học, để con của bạn ngày càng phát triển và thông minh hơn.
Theo giadinhonline.vn