Nutifood, GrowPLUS+ Trang anh 1

Dễ xấu hổ khi bạn bè trêu chọc:Trẻ thừa cân, béo phì thường bị bạn bè chế giễu. Điều này dẫn đến tâm lý tiêu cực về lâu dài: Trẻ trở nên mặc cảm, kết quả học tập kém, lo ngại khi hoạt động thể chất. Puhl - nhà nghiên cứu tại Trung tâm Rudd về Chính sách Thực phẩm và Béo phì, ĐH Yale (Mỹ) - cho biết các bậc cha mẹ có con béo phì cần trò chuyện và lắng nghe mối quan tâm của trẻ, từ đó giúp chúng đối phó với những trò trêu chọc từ bạn bè/người xung quanh. Điều này giúp trẻ có thể vượt qua yếu tố kỳ thị từ xã hội, ngăn ngừa các vấn đề tâm lý kéo dài.

 
Nutifood, GrowPLUS+ Trang anh 2

Cô đơn vì có ít bạn:Vì ngoại hình khác biệt cộng thêm tâm lý tự ti, trẻ béo phì thường bị “ra rìa” hoặc có rất ít bạn. Đây là nguyên nhân dẫn đến biến chứng hoặc vấn đề sức khỏe tinh thần như cô đơn, cảm giác bị bỏ rơi dẫn đến thu mình trong tập thể. Để giúp con lấp đầy khoảng trống cảm xúc, cha mẹ nên tạo điều kiện để trẻ kết bạn thông qua tham gia các CLB, đội nhóm hay hoạt động ngoài giờ. Khi mở lòng và có thêm nhiều mối quan hệ, trẻ có thể vượt qua mặc cảm để chia sẻ nỗi lắng lo.

 
Nutifood, GrowPLUS+ Trang anh 3

Lo lắng khi đứng trước đám đông: Chứng sợ đám đông là một dạng rối loạn lo âu, dễ xảy ra ở trẻ béo phì. Điều này dẫn đến trạng thái khó hòa nhập, nhút nhát khi đứng nơi đông người, đồng thời hạn chế khả năng giao tiếp và cơ hội tham gia các hoạt động tập thể của trẻ. Cùng trẻ đối mặt nỗi sợ, tạo cơ hội để trẻ trải nghiệm nhiều không gian và tiếp xúc nhiều người, tìm đến sự hỗ trợ của chuyên gia tâm lý (trong tình huống nghiêm trọng),… là những giải pháp hữu hiệu để điều trị chứng sợ đám đông ở trẻ béo phì. Ngoài ra, cha mẹ nên tập trung vào lợi ích của việc ăn uống lành mạnh và thể thao thay vì hướng con đến mục tiêu đạt được hình thể tiêu chuẩn.

 
Nutifood, GrowPLUS+ Trang anh 4

E ngại vì luôn trong trạng thái thèm ăn:Nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng và Công nghệ thuộc ĐH Chile (Chile) chỉ ra trẻ nhỏ thừa cân, béo phì có khả năng tự kiềm chế kém, dẫn đến khó từ chối thực phẩm không lành mạnh và ăn quá nhiều cả khi không đói. Để giúp trẻ vượt rào cản tâm lý, cha mẹ nên trò chuyện để con hiểu trạng thái này hoàn toàn bình thường, đồng thời tham khảo tháp dinh dưỡng để đáp ứng đủ chất nhưng không dư lượng trong khẩu phần. Hỗ trợ con giảm ăn vặt, cha mẹ có thể bổ sung bữa phụ là sữa đặc trị cho trẻ có nguy cơ hoặc bị thừa cân, béo phì như Nutifood GrowPLUS+ Trắng. Sữa chứa 29 loại vitamin khoáng chất và DHA từ tảo, trong đó có hệ chất Fiber Balance (Polydextrose và FOS/Inulin) độc quyền giúp giảm cảm giác thèm ăn, hỗ trợ kiểm soát cân nặng hiệu quả mà vẫn đảm bảo đủ chất để phát triển toàn diện.

 
Nutifood, GrowPLUS+ Trang anh 5

Trầm cảm và rối loạn lo âu:Trầm cảm không chỉ là nguyên nhân mà còn là tác hại của bệnh béo phì. Một nghiên cứu của ĐH Minnesota (Mỹ) cho thấy 26% trẻ em và thanh thiếu niên béo phì từng tự tổn thương bản thân khi bị trêu chọc. Đây là một trong những triệu chứng của trầm cảm. TS.BS tâm thần trẻ em và vị thành niên David Fassler khuyến nghị cha mẹ nên cảnh giác với những dấu hiệu tâm lý của con, đồng thời thường xuyên trò chuyện để thấu hiểu, kịp thời giúp trẻ thoát khỏi “bóng ma tâm lý”. Trong trường hợp nghiêm trọng, bố mẹ nên tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia tâm lý.

 
Nutifood, GrowPLUS+ Trang anh 6

Lười vận động vì cơ thể nặng nề:Cơ thể quá khổ cùng nỗi tự ti khiến trẻ béo phì ngại tập thể dục. Lười vận động dẫn đến mất cân bằng năng lượng, tức tiêu hao ít nhưng hấp thụ nhiều, từ đó nguy cơ thừa cân, béo phì tăng lên, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch cũng cao hơn. Để xây dựng thói quen vận động ở trẻ thừa cân, béo phì, việc cá nhân hóa kế hoạch tập luyện theo sở thích là yếu tố tiên quyết. Đồng thời, gia đình nên đồng hành tập luyện để trẻ có động lực vượt khó.

 
Nutifood, GrowPLUS+ Trang anh 7

Dễ bỏ cuộc khi giảm béo:Với trẻ béo phì, quá trình giảm cân diễn ra khó khăn hơn. Khi điều chỉnh khẩu phần dinh dưỡng, tăng vận động, trẻ thường đói nên có xu hướng ăn nhiều và tăng cân trở lại. Hậu quả là trẻ khó tuân thủ quá trình giảm cân, dễ bỏ cuộc, tinh thần sa sút. Trong trường hợp này, ngoài đồng hành ăn cùng bữa, tập cùng giờ với trẻ, “cha mẹ cần đóng vai trò là người dẫn đường - khen ngợi trẻ vì có khả năng kiểm soát khẩu phần ăn, đồng thời thay đổi môi trường thực phẩm ít cám dỗ hơn”, TS June Liang - Trung tâm Nghiên cứu Hoạt động và Ăn uống Lành mạnh tại ĐH California (San Diego, Mỹ) - gợi ý.

Theo Zing