leftcenterrightdel
Các tổ chức cần trở nên thoải mái hơn khi đánh giá các ứng viên. Ảnh: Pexels.  

"Năm 2023 sẽ tập trung vào tuyển dụng dựa trên kỹ năng hơn là yêu cầu bằng cấp, ít nhất là tại các công ty hàng đầu", công ty tư vấn và nghiên cứu Gartner (Mỹ) dự đoán xu hướng tuyển dụng của các công ty, nơi làm việc hàng đầu tại Mỹ.

Dần bỏ yêu cầu về bằng cấp

Gartner giải thích các công ty phải mở rộng và đa dạng hóa nguồn nhân tài để duy trì hoạt động. Điều này nhờ vào nỗ lực đáp ứng nhu cầu nhân lực thông qua các chiến lược tuyển dụng truyền thống.

“Để đảm nhận các vai trò quan trọng vào năm 2023, các tổ chức cần trở nên thoải mái hơn khi đánh giá các ứng viên. Hãy đánh giá họ dựa trên năng lực thực hiện vai trò thay vì bằng cấp và kinh nghiệm trước đây", Gartner viết.

Một số công ty đã sẵn sàng làm điều đó. Cụ thể, các công ty trong bảng xếp hạng danh sách 500 công ty lớn nhất Mỹ, bao gồm Google, IBM và Apple đã bỏ qua các yêu cầu về bằng cấp bấy lâu nay của các ứng viên, theo Fortune.

Báo cáo cho thấy vào tháng 11/2022, chỉ 41% tin tuyển dụng tại Mỹ yêu cầu bằng cử nhân. Theo một phân tích từ Viện Nghiên cứu Burning Glass, yêu cầu này cũng đã giảm 46% vào đầu năm 2019.

leftcenterrightdel
Nhiều công ty đánh giá các ứng viên dựa trên năng lực thực hiện vai trò của họ tại nơi làm việc. Ảnh minh họa:Pexels.  

Cần kỹ năng hơn bằng cấp

Quay trở lại năm 2016, tập đoàn công nghệ thông tin IBM đã đặt ra thuật ngữ “new collar jobs” để mô tả vai trò của các kỹ năng hơn là bằng cấp. Từ năm 2011 đến năm 2021, danh sách công việc yêu cầu bằng cấp đại học của công ty này giảm từ 95% xuống dưới 50%.

Ginni Rometty, Giám đốc điều hành của IBM vào thời điểm đó, nói với Giám đốc điều hành của Fortune Alan Murray, rằng những người được tuyển dụng không có bằng cấp làm việc tốt như những người có bằng tiến sĩ. Ngoài ra, hơn 70% danh sách công việc yêu cầu bằng đại học, điều mà chỉ 50% người Mỹ có.

Tháng 3/2022, LinkedIn đưa ra một bộ công cụ nhấn mạnh các kỹ năng của ứng viên trong quá trình nộp đơn, thông báo này ưu tiên "kỹ năng" là chìa khóa để điều hướng giai đoạn tiếp theo của "cuộc đại cải tổ".

Ông Roslansky, Giám đốc điều hành của LinkedIn, cho biết nhiều năm trước, các nhà quản lý tuyển dụng không có cách đánh giá nhân tài nào tốt hơn, họ chỉ tìm hiểu qua lịch sử công việc, bằng cấp hoặc những người họ biết.

“Nhưng khi thị trường lao động đang dịch chuyển nhanh hơn, chúng ta cần tìm ra thứ gì đó để tập trung vào. Và con đường thay thế linh hoạt, dễ tiếp cận đó thực sự sẽ dựa trên các kỹ năng của ứng viên", ông Roslansky nói.

Trong khi đó, theo bà Anna Stansbury, trợ lý giáo sư nghiên cứu về công việc và tổ chức tại trường Quản lý MIT Sloan, nhiều công ty sẽ lựa chọn thuê ngoài những nhân sự làm tốt chuyên môn của mình nhằm tiết kiệm chi phí. Vì thế, những người sở hữu bằng cấp ở hiện tại ít lợi thế hơn những người có tay nghề tốt.

Do đó, người lao động, đặc biệt những người làm các công việc được nhiều công ty săn đón nhưng ở hình thức từ xa, cần hiểu điểm mạnh của mình ở đâu để hướng đến, rèn luyện và nâng cao tay nghề.

Từ bỏ bằng cấp và hướng tới ưu tiên các kỹ năng sẽ tạo tính công bằng. Điều này tốt cho cả người tìm việc và doanh nghiệp.

Sau khi General Motors, một hãng sản xuất ôtô tại Mỹ, loại bỏ các yêu cầu về bằng cấp khỏi nhiều danh sách, Telva McGruder, Giám đốc công bằng và hòa nhập đa dạng của General Motors, nói với Phil Wahba của tạp chí Fortune rằng bằng cấp không nhất thiết phải là chỉ báo cuối cùng về tiềm năng của ai đó.

"Chúng tôi cần các giải pháp đào tạo nghề mới, dễ tiếp cận từ các chương trình dạy nghề nâng cao đến giáo dục trực tuyến nhằm giúp nước Mỹ phục hồi và xây dựng lại", Kent Walker, Chủ tịch các vấn đề toàn cầu của Google, đã viết vào năm 2020.

Theo zingnews