leftcenterrightdel
Hình ảnh dễ thương trong bộ phim hoạt hình do Nhi sáng tạo. 
Trong chuyến đi thực tế đến làng Kon Kơ Tu, xã Đăk Rơ Wa (TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum), Nhi được nghe kể về câu chuyện tình yêu của con rể người Pháp cưới cô dâu người Bahnar. Chàng rể đó tham gia sinh hoạt như người dân bản địa khi đến nơi đây. Và Nhi quyết định chọn nội dung trên làm đề tài để thực hiện đồ án tốt nghiệp của mình.

Phim hoạt hình do Nhi tạo ra mang cái kết viên mãn cho hai nhân vật. "Trong nhà rông, dưới ngọn lửa ấp áp, lắng nghe già làng kể sử thi cùng với những người dân trong làng, thì cô gái Bahnar đã đáp lại hành động tỏ tình của chàng trai dưới vườn hoa rang tăng (muồng anh đào), hai người nên duyên kể từ đó về sau”, Hoàng Nhi tiết lộ.

Khi quyết định làm đề tài liên quan đến người Bahnar, Nhi đã chủ động đi tìm các nguồn tin và những người quen biết. May mắn biết đến anh Huỳnh Nguyên Thông (Thông BahNar), là người đã và đang dùng nhiều tâm huyết để gìn giữ, duy trì và phát triển truyền thống dệt vải của người Bahnar, vốn đang ngày càng mai một.
leftcenterrightdel
 
“Anh Thông là người trực tiếp dẫn mình đi thực tế tại làng để mình lấy ý tưởng thực hiện bộ phim, và mình đã may mắn khi được anh và các mẹ già gợi ý và đồng ý thực hiện trên tấm vải dệt để kể câu chuyện phim ngắn hiện đại của mình. Đó là ý tưởng vô cùng độc đáo, vì trước đó, người Bahnar đã dệt để kể những câu chuyện cổ của dân tộc mình lên nền vải dệt rồi”, Hoàng Nhi bộc bạch.
leftcenterrightdel
 Nhi trực tiếp được nghe các nghệ nhân kể chuyện về nghề dệt thủ công của người Bahnar.
Vì làm cá nhân nên mọi công đoạn từ khâu lên ý tưởng kịch bản, storyboard cho đến các khâu về diễn hoạt, vẽ bối cảnh phim, sáng tác giai điệu nhạc phim và dựng phim thì Nhi đều phải tham gia thực hiện và nhanh chóng hoàn thành.
leftcenterrightdel
 Câu chuyện trong bộ phim hoạt hình của Nhi được các nghệ nhân đưa vào khuynh dệt.
Khi mới biết về anh Thông Bahnar, Nhi đã tìm hiểu qua về nghề dệt vải thủ công thông qua các trang thông tin và mạng xã hội. Đặc biệt, thông qua trang “Thong Bahnar Brocades”, Nhi có mong muốn được anh dệt câu chuyện của mình lên nền vải và đã được anh và các mẹ già người Bahnar hỗ trợ rất nhiệt tình. Tấm vải dệt câu chuyện phim là một sản phẩm vô cùng quý giá bên cạnh bộ phim chính.

Để hoàn thành một tấm vải dệt truyền thống bằng tay của người Bahnar ở Kon Tum thì giá không cao, đó là công dệt đối với những hoa văn thường thấy, nhưng tấm dệt có những hoa văn và hình ảnh để kể những câu chuyện thì giá khá cao vì đòi hỏi kỹ thuật dệt, hoa văn và hình ảnh rất đặc biệt. Nhưng may mắn là Nhi trình bày ý tưởng và những mong muốn của mình, anh Thông đã hỗ trợ một phần để dệt hoàn thiện sản phẩm. Với tấm vải dệt độc đáo kết hợp với phương pháp dệt tay truyền thống về câu chuyện hiện đại, đây sẽ là sản phẩm được trưng bày ở showroom dệt vải của anh Thông trong tương lai.
leftcenterrightdel
Câu chuyện trong bộ phim hoạt hình của Nhi được thể hiện qua tác phẩm dệt thủ công của nghệ nhân người Bahnar. 

Thực hiện sản phẩm, Hoàng Nhi hy vọng cô có thể truyền cảm hứng về nghề dệt vải của người Bahnar đến thế hệ trẻ, những bạn học sinh, sinh viên - thế hệ gen Z, để mọi người biết rằng việc bảo tồn văn hóa không phải chỉ xuất phát từ các nghệ nhân, những người gắn bó lâu năm với nghề. Mà chính các bạn trẻ nói chung và những người làm sáng tạo nói riêng đều có thể góp sức mình lan tỏa trong cộng đồng những sản phẩm thú vị.

Theo svvn.tienphong