Để có thể nhập học hoặc xin học bổng tại các trường đại học có ngành Thiết kế uy tín trên thế giới, sinh viên phải chuẩn bị portfolio (hồ sơ nghệ thuật) để xét tuyển, trong khi nhiều bạn trẻ Việt Nam chưa biết cách làm hồ sơ nghệ thuật do chưa được học hoặc có ít thời gian đầu tư cho môn học này tại Việt Nam. Lúc này, lựa chọn hình thức du học chuyển tiếp được xem là lựa chọn hợp lý, một phần vì đại dịch, một phần vì học tại Việt Nam sẽ mang lại nhiều lợi thế cho sinh viên trong quá trình xin chuyển tiếp du học nước ngoài.

Tại Học viện Thiết kế và Thời trang London - Hà Nội (London College for Design & Fashion - Hanoi - LCDF), đơn vị đào tạo thiết kế Anh quốc 16 năm hoạt động tại Việt Nam, có 3 lộ trình du học chuyển tiếp khác nhau để sinh viên lựa chọn phù hợp với: điều kiện tài chính, mức độ sẵn sàng về kiến thức, mức độ sẵn sàng về bản lĩnh, trải nghiệm.

Portfolio nhập học ở bất kỳ chuyên ngành thiết kế nào như Thiết kế thời trang, Đồ họa hay Nội thất... không chỉ dừng lại ở việc thể hiện các kỹ năng mà còn đòi hỏi quy trình sự sáng tạo của sinh viên.

Lộ trình 1+3: Một năm học nền tảng tại Việt Nam và ba năm chuyển tiếp sang nước ngoài.

Lộ trình này phù hợp với những bạn quyết tâm đi du học và muốn dành nhiều thời gian sống, học tập ở nước ngoài. Thời gian một năm tại Việt Nam giúp sinh viên trải nghiệm các ngành thiết kế và lựa chọn được chuyên ngành phù hợp trước khi đi du học.

Cụ thể, sinh viên sẽ học 5 chuyên ngành thiết kế tại LCDF-Hanoi (Thiết kế thời trang, Truyền thông và Marketing thời trang, Thiết kế đồ họa, Nội thất, Nhiếp ảnh, Vẽ minh họa...), từ đó chuẩn bị hồ sơ nghệ thuật chuyển tiếp tới các trường khác trên thế giới. "Đây là phương pháp an toàn cho các sinh viên du học muốn đảm bảo chắc chắn chỗ nhập học tại những trường hàng đầu ngành thiết kế trên thế giới", đại diện LCDF-Hanoi cho hay.

Bộ sưu tập do Joshuo Hoàn Nguyễn đảm nhận thiết kế rập trên sàn catwalk Tuần lễ thời trang London Xuân Hè 2020. Joshuo Hoàn Nguyễn từng là sinh viên Thiết kế thời trang tại LCDF-Hanoi từ năm 2012 sau đó du học chuyển tiếp Trường Đại học UWE Bristol Anh quốc và làm việc tại London từ đó tới nay.

Không chỉ sinh viên Việt Nam, nhiều sinh viên nước ngoài muốn có sự chuẩn bị tốt về portfolio nhập học ngành thiết kế cũng chọn Việt Nam để học một năm khoá cơ bản, trước khi chuyển tiếp sang nước ngoài. Đơn cử, Elisabeth Donnan (Anh quốc) của LCDF-Hanoi đã chọn lộ trình 1+3, cô bay từ Anh về Việt Nam để học một năm khóa cơ bản, sau đó bay ngược về nước để nộp hồ sơ xin học trường thiết kế ba năm tiếp theo.

Trong quá trình học tại Việt Nam, Elisabeth đã tìm ra thế mạnh của mình là muốn chuyên sâu vào học Animation. Cô được nhận vào ngành này tại Kingston University, Anh. Tâm đắc với những trải nghiệm của mình, cô đã làm riêng một clip chia sẻ kinh nghiệm cho những bạn trẻ đang chuẩn bị du học ngành thiết kế.

Lộ trình 2+2: Hai năm học trong nước, hai năm du học nước ngoài

Sinh viên sẽ tập trung kiến thức cơ bản của chuyên ngành mình lựa chọn và hiểu biết khái quát về thị trường Việt Nam trước khi du học nước ngoài.

Phan Thùy Trang, đang theo học tại Fashion Institute of Technology, New York, Mỹ (FIT) chia sẻ: "Tôi chọn học ở Việt Nam rồi mới sang Mỹ. Ưu điểm của lộ trình này là sau khi học, tôi chưa đi luôn mà thực tập tại Hà Nội để tích góp kinh nghiệm thực tế và thêm nhiều thứ cho vào portfolio. Sau khi sang bên kia, trùng hợp là có một môn yêu cầu sinh viên nộp những tác phẩm, dự án bên ngoài trường học và tôi đã có sẵn tác phẩm. Cách chọn lộ trình này giúp tôi có sự trải nghiệm và chuẩn bị tốt hơn khi du học, đỡ bỡ ngỡ hơn".

        Tác phẩm đầu tay của Phan Thuỳ Trang khi mới học tại LCDF Hà Nội. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Lộ trình 3+1: Ba năm học trong nước, một năm du học

Với lộ trình này, kiến thức chuyên ngành được mở rộng hơn để chú trọng vào định hướng nghề nghiệp của sinh viên. Sinh viên sẽ thực hiện các đề án chuyên ngành và đề án hợp tác với doanh nghiệp để thực hành, tăng hiểu biết thực tế. Khi đã tương đối "cứng" và có nhiều kiến thức chuyên sâu, hiểu biết về thị trường Việt Nam, các bạn trẻ sẽ dễ dàng chọn được trường du học phù hợp để hoàn thiện những gì còn thiếu.

Sau 3 năm học khoa Thiết kế Đồ họa tại LCDF-Hanoi, Phương Thảo (đứng ngoài cùng bên phải) chuyển tiếp năm cuối sang UWE Bristol (University of the West of England). Thảo cho biết, môi trường quốc tế từ LCDF-Hanoi giúp cô dễ thích nghi và tự tin hơn khi hòa nhập ở nước ngoài. Cô còn tham gia một câu lạc bộ nhảy cùng nhiều sinh viên khắp nơi trên thế giới.

Theo kinh nghiệm dẫn dắt hàng trăm sinh viên du học, bà Hà Thị Hằng, Giám đốc điều hành - Học viện Thiết kế và Thời trang London Hà Nội tiết lộ: "Nếu có ý định du học và trở về Việt Nam làm việc, sinh viên nên chọn lộ trình dài hơn ở Việt Nam (lộ trình 3+1). Nếu bạn mong muốn được sinh sống và làm việc dài hơn ở nước ngoài, hãy dành thời gian du học nhiều hơn ở đó (lộ trình 1+3). Khi ấy, bạn mới có thể hiểu thị trường nước sở tại, thiết lập các mối quan hệ với các thương hiệu và xây dựng cơ hội thực tập. Quan hệ và kinh nghiệm thực tập ở nước ngoài càng nhiều thì cơ hội được chấp nhận làm việc ở đó càng cao".

Như vậy trước quyết định chọn lộ trình nào, bạn hãy cân nhắc 4 yếu tố: định hướng công việc (ở Việt Nam hay nước ngoài), giới hạn tài chính, kiến thức nền tảng hiện có (còn mơ hồ về ngành hay đã có am hiểu cơ bản), và cuối cùng là sự sẵn sàng về bản lĩnh để học tập ở môi trường nước ngoài.

Cũng theo bà Hà Thị Hằng, sinh viên LCDF – Hanoi đã tham gia học chuyển tiếp tới các trường như Northumbria University (Newcastle); University of the Art London (UAL); Liverpool John Moore University, School of Design; The University of the West of England (Bristol); Middlesex University of Middlesex (London); The University of Gloucestershire (Gloucestershire); Instituto Marangoni; Art University Bournemouth; Kingston University (London); University of East London; Herdfordshire University (London); Salford University (Manchester); University of Herdforshire (London); Savannah College of Arts and Design (USA); Colombus College of Arts and Design (USA).

Theo vnexpress