leftcenterrightdel
Ảnh minh họa. 

Thực trạng báo động

Một chàng trai trẻ đang miệt mài làm việc tại một cửa hàng điện thoại Verizon, nhưng đó hoàn toàn không phải là lựa chọn ban đầu của anh ấy. Ước mơ đầu tiên của anh ấy khi bước vào đại học là trở thành một chuyên gia vật lý trị liệu.

Chàng sinh viên ấy có niềm tin rằng, ngành nghề mình lựa chọn sẽ mang lại rất nhiều thứ hấp dẫn. Nhưng sau một thời gian, nhà trường thông báo anh còn thiếu một tín chỉ toán để có thể tiếp tục ngành học của mình.

Đáng tiếc rằng, thay vì được học những gì có thể giúp ích cho ước mơ mà anh ấy đang theo đuổi, thì khi ấy, anh đã phải tham gia những lớp học không liên quan gì đến ngành học và chờ đợi cả năm để có thể tiếp tục hoàn thành chương trình học ban đầu của mình. Vấn đề ở chỗ, về phía nhà trường, họ đã không đưa ra một lời hứa hay cam kết dành cho anh sinh viên đầy hoài bão ấy.

Một năm vô ích trôi qua, những môn anh ta nợ ngày càng “chồng chất”, trong khi đó, những kiến thức và những kỹ năng chuyên ngành, thứ mà giúp anh ấy hoàn thành mục đích khi bước chân vào đại học của mình lại bị bỏ ngỏ. Không những vậy, khoản tiền học bổng mà anh ta có được sẽ trở nên vô nghĩa.

Chúng ta đã nghe những câu chuyện tương tự như vậy rất nhiều lần. Đó không phải là cách để điều hành một tổ chức giáo dục.

Khi những sinh viên bước vào nền giáo dục đại học hiện đại của Mỹ, như thể họ đã bước chân vào một chiếc guồng quay, và nó sẽ hoạt động liên tục 4 năm không ngừng nghỉ.

Các trường cao đẳng và đại học luôn hứa hẹn với sinh viên của mình rằng họ sẽ được nhà trường trao những tấm bằng nếu vượt qua những bài kiểm tra chất lượng. Tuy nhiên, các sinh viên sẽ phải mất tới một hoặc hai năm nữa để thương lượng, giải quyết về những nút thắt nội bộ và sự rắc rối trong quá trình có được tấm bằng.

Trong khoảng thời gian đợi chờ ấy, sinh viên được khuyến khích chấp nhận những trở ngại này bằng cách “dựa hơi” vào thương hiệu của trường và bỏ qua những lỗi sai cũng như thất bại. Nhưng điều đó không thể giải quyết vấn đề số lượng sinh viên bắt đầu vào đại học và từ bỏ trong thất vọng ngày càng tăng.

Tính đến năm 2019, đã có 36 triệu người Mỹ từng bắt đầu các chương trình đại học trong 20 năm trước đó bỏ ngang. Con số những sinh viên bỏ học ngày càng tăng và đạt đỉnh điểm vào những năm 2014 đến năm 2019 với tỉ lệ là 22%.

Nếu điều này là lời cảnh báo cho những người chưa hoàn thành chương trình học của mình, thì đồng thời cũng là một lời cảnh tỉnh nữa cho nền giáo dục đại học Mỹ đang rất cần được thiết lập lại. Không chỉ số học sinh bỏ học tăng lên, mà số học sinh nhập học vào mùa thu năm 2021 cũng giảm 2,7%, và sau đó là mức giảm 2,5% vào năm trước.

So với mùa thu năm 2019, các lớp năm đầu tiên vào năm 2021 nhỏ hơn 9,2%. Suy nghĩ chung của nhiều nam giới trẻ tuổi ở Mỹ khi được hỏi về quyết định tương lai đã chọn nói “không” với đại học, tấm bằng tốt nghiệp không còn xứng đáng, học phí quá đắt đỏ.

leftcenterrightdel
Nhiều sinh viên ở Mỹ đã từ bỏ giảng đường đại học. Ảnh minh họa 

Mặt tối của nền giáo dục

Hệ quả của đại dịch Covid-19 cũng là một nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm của tỉ lệ sinh viên nhập học, tuy nhiên, đó chỉ là một nguyên nhân rất nhỏ và điều đó đến từ những yếu tố khách quan. Một lý do đáng ngại hơn và lâu dài hơn cho xu hướng tụt giảm này là quy mô dân số trong độ tuổi đại học do tỷ lệ sinh đã giảm kể từ năm 1975. Số lượng tuyển sinh vào giáo dục đại học Mỹ đạt mức cao nhất là 20,5 triệu sinh viên vào năm 2011 (rất lâu trước khi xảy ra đại dịch). Vào mùa thu năm 2019, dân số sinh viên đã giảm xuống còn 18,5 triệu người.

Trái ngược với sự đắn đo và lo lắng của sinh viên Mỹ, các trường cao đẳng và đại học Mỹ đã cho thấy rằng họ đang “ngủ quên” trước thương hiệu của mình cũng như hy vọng sinh viên của họ cũng vậy.

Để khuyến khích nhập học và giải trí cho những sinh viên dành 5 hoặc 6 năm để hoàn thành bằng cấp 4 năm, các trường biến các cơ sở của họ thành các cơ sở nghỉ dưỡng và xây dựng các chương trình thể thao thay vì giải quyết các vấn đề cản trở sự tiến bộ của sinh viên đối với sự nghiệp của họ.

Một cuộc điều tra của Richard Aron và Josipa Roksa - hai nhà kinh tế học của Đại học California - chỉ ra rằng vào năm 1961, sinh viên đại học toàn thời gian dành 24,5 giờ một tuần cho việc học bên ngoài lớp học; đến năm 2003, tổng số giờ đó giảm xuống còn 14,5 giờ.

Richard Aron và Josipa Roksa nhận thấy rằng đến năm 2011, thời lượng học đã giảm xuống còn 12 giờ một tuần. Một phần ba số học sinh được theo dõi bởi ông Aron và bà Roksa đã dành ít hơn 5 giờ học một tuần.

Vậy phải chăng, những cơ sở giáo dục này đã dành quá nhiều thời gian và tiền bạc để xây dựng thương hiệu của họ và lãng quên đi những thứ cần thiết cho sinh viên? Sự mất cân bằng không phải là những vấn đề mới, tuy nó đã bị bỏ qua từ rất lâu, nhưng đã có những đề xuất nhằm tạo ra những thay đổi tích cực.

Cho phép sinh viên tham gia một học kỳ, hoặc một khóa học, từ bất kỳ cơ sở giáo dục được công nhận bởi nhà nước, và tập hợp một chương trình học từng phần mà không cần cam kết 4 năm với một trường đại học duy nhất.

Theo các quy tắc hiện hành, học sinh có thể chuyển từ cơ sở giáo dục này sang cơ sở giáo dục khác, nhưng chỉ với chi phí khủng khiếp, vì học sinh trung bình mất 43% tín chỉ đại học sau khi chuyển trường.

Trong lần tái ủy quyền tiếp theo của Đạo luật Giáo dục Đại học của liên bang, chính phủ nên xem xét lại quyền đánh giá và công nhận của “người đánh giá bên thứ 3” hay cụ thể hơn là những sinh viên đã trải qua các khóa học của ngôi trường ấy.

Các cuộc đánh giá công nhận sẽ trở nên khách quan và thực tế hơn một đánh giá duy nhất cho toàn bộ bộ máy giáo dục. Một số lượng người nhỏ thì thường rất khó để có thể đưa ra những đánh giá chính xác về vô số những chương trình học.

Tồi tệ hơn, với những người thiếu kinh nghiệm, việc đánh giá có thể trở nên phiến diện, thiếu khách quan. Thay vì đánh giá các quy mô khuôn viên rộng lớn với hàng nghìn sinh viên và hàng trăm chương trình học chỉ bằng những đánh giá phiến diện như “thích” hay “không thích”.

Đặc biệt, mục tiêu chính mà các trường đại học Mỹ không thể quên đó chính là để sinh viên biết trước liệu chương trình họ đã chọn có thể cung cấp đủ kiến thức và kỹ năng chuyên môn mà họ đã kỳ vọng hay không.

Những yếu tố dẫn tới kết luận: Các trường cao đẳng và đại học đã trở nên “u mê” trước “thương hiệu” của họ và lãng quên đi sinh viên của mình. Đó chính là sự mơ hồ, nhập nhằng về chất lượng đầu ra của sinh viên, đồng thời dấy lên một câu hỏi: Liệu một khuôn viên khổng lồ mà các cơ sở giáo dục ấy tạo ra có thể bảo đảm được năng lực và tương lai của họ?

Đối với mục tiêu tạo ra một loạt các chương trình và khóa học mục tiêu như vậy thành một chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp, chúng ta có thể thông qua những cơ quan trực thuộc chính phủ hoặc tư nhân mà Richard Vedder - Giáo sư kinh tế danh dự tại Đại học Ohio - mô tả là “Đánh giá Học tập tại Đại học” (tương tự như Dịch vụ Khảo thí Giáo dục College Board).

Điều này chứng tỏ rằng, các sinh viên không cần phải nhập học vào những cơ sở giáo dục kém uy tín, hoặc có những vấn đề về thời gian trong quá trình học tập, họ vẫn có thể có những tấm bằng cử nhân chứng thực cho năng lực của họ.

Đồng thời, hãy biến việc tiếp cận giáo dục trở thành “điều nghiễm nhiên”, và không chỉ thông qua các chương trình ngẫu nhiên, và rút ngắn thời gian hoàn thành bằng cử nhân có thể được chứng nhận trong ít nhất ba năm cho tất cả các bằng cấp. Tránh việc kéo dài thời gian trong việc cấp bằng cho các sinh viên.

Giáo dục sau đại học “từ xa” theo mô hình do James Hankins của Đại Học Harvard đề xuất. Phương pháp giáo dục đó không phải là gửi sinh viên đến các quốc gia khác, mà tạo thành các cơ sở giáo dục độc lập, theo chuyên ngành cụ thể. Theo đó, các viện nghiên cứu về toán học, kinh tế học ở cấp độ sau đại học, chính trị hoặc nhân văn.

Điều này sẽ giải tỏa mớ bòng bong hiện tại ở nhiều trường đại học Mỹ đang cố gắng đáp ứng đồng thời nhu cầu rộng rãi của sinh viên chưa tốt nghiệp và những nhu cầu được mở rộng kiến thức, khám phá bản thân của những sinh viên đã tốt nghiệp.

Theo GD&TĐ