Ảnh: sharpmemories
Bên cạnh tính kỷ luật được uốn nắn từ việc hình thành sự tôn trọng, chuyên nghiệp sẽ thể hiện nhiều nhất trong những mối quan hệ xung quanh con. Vì vậy, là bậc làm cha mẹ, hãy hướng dẫn con cái và khuyến khích trẻ bày tỏ cảm xúc theo cách phù hợp với lứa tuổi để hình thành các mối quan hệ tích cực, lành mạnh phụ thuộc vào khả năng thể hiện cảm xúc một cách phù hợp. Dạy trẻ biết cách chấp nhận cơn giận, nhận ra cảm xúc của người khác và định hình những cảm xúc riêng để ứng xử lễ phép khi cảm xúc đó xuất hiện, đó là cách có thể dễ dàng kiểm soát kỹ năng giao tiếp và hoàn thiện kỹ năng xã hội của con thơ.
Thật ra, cảm xúc của một đứa trẻ rất đơn giản và việc điều tiết hay kiểm soát thực sự có phần khó khăn, nhưng biết cách hướng dẫn con cái phản ứng phù hợp với những trải nghiệm liên quan đến cảm xúc sẽ tạo niềm tin rằng, chúng là người trưởng thành trong độ tuổi của mình và sở hữu tinh thần mạnh mẽ để xây dựng những mạng lưới, nền tảng vững chắc cho đến hết đời.
Trẻ em cần thực hành để học cách chia sẻ, giải quyết xung đột và cảm nhận niềm vui do mối quan hệ mang lại, mà ở lứa tuổi này, mối quan hệ tình bạn chính là điều kiện lý tưởng nhất. Trẻ em không chỉ quan tâm đến việc học tập, mà còn phải siêng năng có mặt trong các buổi hoạt động, vui chơi để rèn luyện các kỹ năng về tình bạn. Giao tiếp tốt sẽ mang lại những mối quan hệ tốt, tạo ra sự linh hoạt khi biết cách giải quyết căng thẳng trong trường hợp mối quan hệ rơi vào tiêu cực, hay thiết thực hơn là khi biết hào phóng “cho đi” trong các mối quan hệ với một ai đó.
Sự hào phóng không chỉ thể hiện ở việc con bạn có thể suy xét trong việc đáp ứng mong đợi của người khác, mà còn sẵn sàng tha thứ cho lỗi lầm hoặc vượt qua thất bại khi cần thiết để gìn giữ những mối quan hệ bền chặt. Và chỉ khi sự rộng lượng, hào phóng được “nâng cấp”, con có thể tự tin thể hiện sự chuyên nghiệp và văn minh của mình ở bất cứ đâu, chứ không chỉ với những mối quan hệ thân thuộc.
Đâu là những cách khuyến khích trẻ phát triển mối quan hệ bằng cảm xúc?
Ảnh: Shutterstock
Cho phép con thể hiện cảm xúc tiêu cực: Đừng gạt bỏ những cảm xúc tiêu cực hoặc tầm thường hóa chúng bằng những câu nói như “không cần phải tức giận”.
Giúp con tạo ra các câu hỏi và chiến lược về cách xử lý cảm xúc: Dạy con trở thành “người lắng nghe tích cực” để mở rộng vốn sống và có cách đối đãi phù hợp với tính cách của từng cá nhân mà không làm gián đoạn cảm xúc của cả con lẫn đối phương.
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp tại nhà: Bàn ăn là nơi tuyệt vời để giúp trẻ phát triển và rèn luyện những kỹ năng giao tiếp xã hội quan trọng. Điều đặc biệt là phải dừng tất cả việc sử dụng thiết bị điện thoại và máy tính bảng, nếu không, mối quan tâm của con sẽ không còn nằm trong phạm vi bạn đang chia sẻ.
Khuyến khích hoạt động theo nhóm: Hãy hướng dẫn con cái thấy quan điểm của không chỉ một mà nhiều người. Khi tất cả mọi người ở trong tập thể và hướng đến lợi ích chung, con sẽ học được cách nhường nhịn và dung hòa để gìn giữ kết quả tốt nhất mà không vụ lợi cho bản thân.
Theo Nữ doanh nhân