#1: Chỉ có bạn là người chủ động mở lời khi hai người ở cạnh nhau.

#2: Bạn cảm thấy mình luôn là người khởi xướng các kế hoạch đi chơi hoặc dự định cho tương lai.

#3: Không bao giờ cảm thấy đủ an toàn trong mối quan hệ.

#4: Cảm thấy bản thân không bao giờ là sự lựa chọn hàng đầu của người ấy.

#5: Liên tục cảm thấy lạc lõng, mệt mỏi khi nhắc đến chuyện tình cảm.

 

#6: Không cảm nhận được sự tương tác, kết nối với người ấy.

#7: Mọi nỗ lực vun vén, tạo không gian lãng mạn cho chuyện tình cảm trở nên vô nghĩa.

#8: Không dám chia sẻ mọi cảm xúc thật với người bạn đời của mình.

#9: Cảm giác chỉ có bản thân cố gắng xây dựng mối quan hệ.

#10: Cảm giác bản thân dành quá nhiều thời gian cho mối quan hệ đến mức quên đi những mong muốn của chính mình.

#11: Người ấy thích đi chơi với bạn bè hơn bạn.

#12: Cảm thấy bản thân đang làm phiền người yêu.

#13: Đột nhiên nói lời xin lỗi.

#14: Sự ưu tiên của cả hai là khác nhau.

#15: Cảm thấy không được người yêu tôn trọng hoặc chú tâm đến suy nghĩ.

#16: Luôn có những "cái cớ" xung quanh cuộc sống.

 

#17: Tự mình giải quyết những khó khăn thay vì trông chờ vào ai đó.

#18: Họ không quan tâm đến cuộc sống bên ngoài của bạn.

#19: Bạn thường xuyên bị phân tâm bởi chuyện tình cảm và không thể tập trung cho các hoạt động khác (học tập, công việc hay các mối quan hệ bên ngoài).

#20: Luôn cảm thấy cô đơn, trống vắng.

#21: Họ tự ý hủy bỏ các kế hoạch dự định thực hiện cùng bạn.

#22: Bạn liên tục phải vì họ mà đổi hướng.

#23: Không chắc chắn bản thân là người cuối cùng mà đối phương muốn lựa chọn.

#24: Luôn cảm thấy lo lắng với các mối quan hệ bên ngoài của đối phương.

#25: Ít nói về tương lai của cả hai.

#26: Luôn lo lắng tình yêu tan vỡ.

Làm cách nào để khắc phục?

Nếu bạn vẫn còn tình cảm với người ấy hoặc cảm thấy luyến tiếc nếu phải rời xa, hãy cố gắng níu giữ để nếu có chia tay bản thân không cảm thấy hối tiếc.

Bước 1: Hãy nhận ra vấn đề và giải quyết chúng

Đôi khi bạn đang ở giữa một mối quan hệ nhưng không thể xác định chính xác bản thân có đang nỗ lực từ một phía hay không, điều đầu tiên là bạn cần đọc kỹ các dấu hiệu trên.

Tiếp đó, hãy bình tĩnh suy nghĩ và nhìn lại vấn đề: Điều đó có đang xảy ra trong mối quan hệ của bạn hay không?

Bước 2: Bạn thực sự cần gì trong mối quan hệ của mình?

Trước khi có một cuộc trò chuyện nghiêm túc với đối phương, bạn cần dành thời gian để sắp xếp những cảm xúc và suy nghĩ. Hít thở thật sâu và bình tĩnh đối mặt với vấn đề.

Bước 3: Giao tiếp

Giao tiếp được coi là chìa khóa cho mọi mối quan hệ, nhưng không được xen lẫn sự tức giận. Hãy bình tình trao đổi về những gì đang xảy ra trong mối quan hệ và cảm giác của bạn.

Lắng nghe lời giải đáp, phân trần từ đối phương và cảm nhận: Người ấy thực sự muốn kết thúc mối quan hệ hay đơn giản họ chỉ vô tâm mà quên mất cảm xúc như ngày mới yêu.

Bước 4: Đối phương có sẵn sàng muốn thay đổi

Kết thúc cuộc trò chuyện, cả bạn và người ấy có tìm được tiếng nói chung và hướng giải quyết? Nếu câu chuyện mãi không tìm được điểm chung, hoặc đơn giản đối phương bất hợp tác, bạn nên suy nghĩ đến việc kết thúc mối quan hệ. Còn trong trường hợp bạn vẫn cảm nhận được sự chân thành từ người ấy, hãy thử cho nhau một cơ hội.

                                                                                                                                                                                            Theo Ione