Đây như một phần trong nỗ lực của chính phủ về giải quyết vấn đề tự tử, nguyên nhân tử vong hàng đầu ở giới trẻ Hàn Quốc.

Học sinh quảng bá số điện thoại đường dây nóng dành cho những người bị trầm cảm trong chiến dịch phòng chống tự tử tại Cheonggye Plaza ở trung tâm Seoul, trong bức ảnh ngày 13 tháng 9 năm 2023. Ảnh của Korea Times do Kim Ye-won chụp
Học sinh quảng bá số điện thoại đường dây nóng dành cho những người bị trầm cảm trong chiến dịch phòng chống tự tử tại Cheonggye Plaza ở trung tâm Seoul

 

Yêu cầu mới này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 12/7 tới.

Theo quy định mới, người quản lý các tổ chức này phải xây dựng chương trình đào tạo về phòng ngừa tự gây hại ít nhất mỗi năm 1 lần, trực tiếp hoặc trực tuyến. Báo cáo kết quả cho bộ y tế hoặc các bộ phận khác thuộc chính phủ.

Các cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp tư nhân có ít nhất 30 nhân viên cũng được khuyến cáo tham gia chiến dịch và tận dụng các nguồn lực của chính phủ.

Chương trình đào tạo bao gồm 2 phần. Phần đầu tiên nhằm mục đích giáo dục người tham gia về bản chất của tự tử, bao gồm các yếu tố góp phần làm suy giảm sức khỏe tâm thần và các chiến lược để vượt qua những tình trạng này. Phần thứ hai là hướng dẫn thực tế về việc hỗ trợ các cá nhân có nguy cơ tự tử cao, bao gồm cách nhận biết dấu hiệu cảnh báo cũng như chiến lược ứng phó hiệu quả.

Chính sách này là một phần trong nỗ lực của chính phủ nhằm giảm tỉ lệ tự tử trên 100.000 ở mức từ 25,2 xuống còn 10,6 người trong vòng 10 năm tới.

Theo Quỹ Phòng chống tự tử Hàn Quốc, kể từ năm 2003, Hàn Quốc luôn có tỉ lệ tự tử cao nhất trong số 34 quốc gia thành viên Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Từ tháng 1 - 6/2023, Hàn Quốc ghi nhận gần 7.000 người tự tử, tăng 8,8% so với năm trước đó.

Một báo cáo được Bộ Bình đẳng giới và Gia đình công bố vào tháng trước cho thấy tỉ lệ tự tử ở độ tuổi từ 9 - 24 tuổi là 10,8/100.000 người.

Theo phụ nữ TPHCM