Cô vừa khóc vừa hét đầy bất lực. Thấy vậy, cậu con trai quỳ xuống đất van xin mẹ đừng làm điều gì dại dột. Người mẹ vẫn dửng dưng trước những hành động của con mình. 1 tiếng sau đó, dưới sự thuyết phục của cảnh sát, bà đã trèo xuống.
Việc cha mẹ đòi hỏi con cái phải tuân theo ý mình là vấn đề rất phổ biến hiện nay. Cha mẹ nào cũng muốn làm mọi thứ trong khả năng của mình để yêu thương con cái. Tuy nhiên, yêu thương một cách độc hại đã trùm lên con sự tổn thương vô hạn.
Ảnh minh họa.
Điều gì xảy ra nếu cha mẹ quá kì vọng vào con cái?
Cách đây không lâu, một bệnh viện ở Nam Kinh đã tiếp nhận một cậu học sinh lớp năm.
Mẹ của cháu bé cho biết: "Kỳ thi cuối kỳ của con tôi không như mong đợi. Khi thằng bé về nhà, tôi đã mắng mỏ nó rất nhiều. Nó bị kích động quá mạnh dẫn tới thở gấp, co giật toàn thân, tức ngực, tê tay chân. Thấy vậy, tôi sợ quá vội vàng đưa con tới bệnh viện”.
Bác sĩ chẩn đoán cậu bé bị kiềm hô hấp do quá lo lắng, bị kích động.
Các chuyên gia giáo dục trẻ em chỉ ra rằng, kỳ vọng của cha mẹ quá cao, trẻ dễ bị mặc cảm, rụt rè, hèn nhát, thậm chí dẫn tới các dạng bệnh tâm thần khác nhau trong những trường hợp nghiêm trọng.
Một người chia sẻ trên mạng xã hội: “Dù năng lực có hạn nhưng anh phải cố gắng rất nhiều để không phụ lòng mong đợi của bố mẹ, ngày nào cũng mất ngủ, lo lắng, cứ như sống trong địa ngục vậy”.
Nếu kỳ vọng trở thành gông cùm xiềng xích tâm hồn trẻ thơ, bi kịch sẽ không còn xa.
Nhà giáo dục người Mỹ Spencer từng nói: “Là cha mẹ, bạn không thể dùng điểm số để đánh giá ưu nhược điểm của trẻ, càng không thể để con mình bị hạ thấp danh dự, cảm thấy hổ thẹn”.
Nhiều bậc cha mẹ đã tìm kiếm con đường tắt dẫn đến thành công của con cái và đặt quá nhiều kỳ vọng lên vai con mình.
Ảnh minh họa.
Thế nào là yêu thương đúng nghĩa?
Đó là buông bỏ những kỳ vọng để trẻ hiểu và chấp nhận
Trên mạng từng có video “con đạt 7 điểm kiểm tra, bố đốt pháo ăn mừng”.
Nhiều cư dân mạng xem xong không nhịn được cười, cho rằng hành động này nhảm nhí, đứa trẻ làm bài không tốt được bố đem ra làm trò đùa. Nhưng hóa ra cách làm của người bố đạt hiệu quả hơn mong đợi.
Sau lần ăn mừng đó, cậu bé bắt đầu có động lực học tập, điểm số cải thiện đáng kể.
Người bố nói: "Tôi không biết các bậc cha mẹ khác dạy con cái gì. Một số người ép con mình học giỏi, điểm cao. Tôi không thích điều đó. Tôi chấp nhận con và khuyến khích con chủ động tiến bộ”.
Tình yêu thương thực sự của cha mẹ là thứ có thể khiến con cái cảm thấy hy vọng và ấm áp khi nhìn từ bất kỳ góc độ nào.
Hãy bỏ đi những kỳ vọng, hiểu con, chấp nhận con và luôn sát cánh cùng con dù có chuyện gì xảy ra. Đây là điều một người con mong đợi nhất từ cha mẹ mình.
Nhà văn Lian Yue từng nói: "Kỳ vọng quá cao của cha mẹ thực chất là một hình thức bạo lực lạnh lùng".
"Kỳ vọng" là một từ rất đẹp, cha mẹ không nên biến nó thành một từ xúc phạm với sự tổn thương, đối với con cái, kỳ vọng của cha mẹ phải phù hợp.
Làm thế nào để khơi dậy động lực cố gắng của con?
Đừng so sánh con với người khác, hãy so sánh với chính bản thân con
Giáo dục con cái nên dạy trẻ học cách kiên trì, khuyến khích chúng theo đuổi ước mơ và chỉ so sánh với chính bản thân mình.
Nếu cha mẹ luôn so sánh con mình với người khác, con cái chắc chắn sẽ mất tự tin vì không đáp ứng được kỳ vọng của cha mẹ.
Ảnh minh họa.
Kỳ vọng phù hợp với năng lực của trẻ
2 vợ chồng nhà nọ đều là những người học hành giỏi giang, bằng cấp cao nhưng con trai của họ lại có lực học tầm thường. Họ không thể chấp nhận thực tế này nên đã cố gắng tìm nhiều trường luyện thi con mình, thậm chí la mắng con. Nhưng dù vậy, điểm của đứa trẻ vẫn không lên.
Sau đó, họ hoàn toàn từ bỏ việc yêu cầu con cái phải đáp ứng các tiêu chuẩn của riêng mình, bắt đầu chấp nhận sự tầm thường của con, đồng thời dành thời gian tìm ra những thứ con đam mê.
Điều không ngờ là nửa năm sau, con họ đã tiến bộ đáng kể, tìm thấy niềm vui trong học tập, điểm số được cải thiện.
Li Songwei, nhà tâm lý học nổi tiếng từng nói: “Điều trẻ thực sự cần không phải là bạn lôi chúng ra khỏi thế giới đó mà là cha mẹ hãy đến với thế giới của chúng”.
Quản lý tốt bản thân thay vì đặt kỳ vọng lên con
Các nhà tâm lý học đã phát hiện ra rằng thường là ảnh hưởng của năng lượng tích cực có thể thúc đẩy trẻ em tiến lên, hơn là áp lực và sự đổ lỗi của một số năng lượng tiêu cực.
Cha mẹ quản lý tốt bản thân và đóng vai trò là hình mẫu, trẻ em có thể tự phát triển bản thân và làm việc chăm chỉ một cách tự nhiên.
Có một câu nói rằng: “Trứng vỡ từ bên ngoài là thức ăn, vỡ từ bên trong là sự sống”. Nếu áp dụng cho câu nói này vào giáo dục, phá vỡ từ bên ngoài là áp áp lực, phá vỡ từ bên trong là trưởng thành.
Là cha mẹ, chúng ta phải biết cách hướng dẫn và truyền cảm hứng cho con cái trong hành động, khơi dậy động lực bên trong của trẻ, thay vì luôn áp bức trẻ bằng những kỳ vọng quá cao.
Theo giadinhonline.vn