leftcenterrightdel
 

Số lượng giáo viên được phân công tại các trường học không đáp ứng đủ số lượng giáo viên theo chỉ tiêu địa phương. Việc không thể tuyển đủ giáo viên, kể cả giáo viên tạm thời, đã dẫn đến tình trạng trống nhiều vị trí giáo viên. 

Theo EAF, các cải cách phân cấp được khởi xướng từ những năm 2000 dưới thời cựu Thủ tướng Junichiro Koizumi cho phép các chính quyền địa phương tại Nhật Bản tự quyết định số lượng, mức lương và chế độ đối với giáo viên miễn là chúng nằm trong tổng ngân sách lương của giáo viên. Tuy nhiên, ngân sách từ chính phủ quốc gia không tăng, và một số chính quyền địa phương đã hạn chế tuyển dụng vì lo ngại về tỷ lệ sinh giảm. Điều này thúc đẩy các chính quyền địa phương giảm số lượng và mức lương của giáo viên chính quy, trong khi tăng thuê giáo viên không chính quy với chi phí lao động rẻ hơn. Trong các trường tiểu học, đã có những trường hợp giáo viên được bổ nhiệm tạm thời hoặc quản lý thay thế giáo viên chủ nhiệm thực tế.

Tỷ lệ sinh giảm và áp lực về lực lượng lao động

Tỷ lệ sinh giảm ở Nhật Bản, một trong những tỷ lệ thấp nhất trên thế giới, đặt ra thách thức không nhỏ về nhân khẩu học. Nhưng khi thế hệ baby boomer (thuật ngữ chỉ những người được sinh ra trong khoảng từ năm 1946 đến năm 1964) nghỉ hưu, thì số người nghỉ thai sản cũng tăng lên. Sự kết hợp này đã làm căng mỏng lực lượng lao động của Nhật Bản, tăng cường nhu cầu về giáo viên không chính quy và làm leo thang tình trạng thiếu hụt bổ nhiệm giáo viên tạm thời. Tình trạng thiếu hụt đặc biệt nghiêm trọng ở các trường tiểu học, nơi tỷ lệ phụ nữ là giáo viên cao.Thực tế, tỷ lệ phụ nữ làm việc trong ngành giáo dục là 59,9% ở các trường tiểu học, 43,4% ở các trường trung học cơ sở và 35,4% ở các trường trung học phổ thông. Thời gian nghỉ thai sản cũng kéo dài do thiếu vắng các trường mầm non được cấp phép.

Kỳ vọng về việc phụ nữ thực hiện công việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em vẫn rất mạnh mẽ ở Nhật Bản. Việc thuê bảo mẫu hoặc thuê người ngoài làm giúp công việc gia đình là không phổ biến. Các đảng chính trị bảo thủ đã khuyến khích các gia đình tự lực cánh sinh thông qua qua việc ba thế hệ cùng chung sống, nhưng điều này không phản ánh thực tế của thế hệ trẻ, những người chủ yếu di cư đến các khu đô thị.

Áp lực công việc của giáo viên Nhật Bản

Giáo viên Nhật Bản đối mặt với khối lượng công việc đáng kể. Các trường tiểu học ở Nhật Bản có hệ thống giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm giảng dạy bốn môn chính - tiếng Nhật, toán học, khoa học và xã hội học. Họ dự kiến cũng phải giảng dạy nhiều môn khác như đạo đức, thể dục, thư pháp và ngoại ngữ. Giáo viên làm việc với học sinh để tổ chức các buổi họp lớp sáng và họp “chào tạm biệt”, họp lớp hàng tuần, ăn trưa ở trường và làm vệ sinh lớp học. Ở các lớp học cấp dưới, giáo viên chơi cùng học sinh trên sân trường trong thời gian nghỉ 20 phút.

Có thể nói, công việc của giáo viên tiểu học là liên tục và họ hiếm khi có thời gian nghỉ. Ở trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, giáo viên giám sát các hoạt động câu lạc bộ, bao gồm cả huấn luyện sau giờ học và vào cuối tuần. Nhiều giáo viên làm việc sáu ngày trong tuần. Kết quả là, 57,8% giáo viên tiểu học và 74,2% giáo viên trung học vượt quá 60 giờ làm việc mỗi tuần.

Vì thế, nghề giáo viên không còn là công việc mơ ước đối với giới trẻ. Họ phải nghiên cứu tài liệu giảng dạy, đối mặt với vấn đề bắt nạt và giải quyết những phàn nàn của phụ huynh, trong khi không nhận được tiền làm thêm. Làm việc không công là vấn đề phổ biến từ mầm non đến giáo dục đại học và được cho là sự bóc lột đối với giáo viên.

Thiếu hụt trong việc tuyển dụng và giáo dục giáo viên

Sự cạnh tranh của kỳ thi giáo viên đã tiếp tục giảm mạnh kể từ năm 2000, khi ít người thể hiện quan tâm đến việc đủ tiêu chuẩn để trở thành giáo viên. Từ năm 2005, việc bãi bỏ quy định của Chính phủ đã dẫn đến một sự gia tăng nhanh chóng trong số trường đại học có thể đào tạo giáo viên. Ngay cả sinh viên với năng lực học thuật không đáp ứng được yêu cầu trước đây cũng có thể có được chứng chỉ giảng dạy với một số tín chỉ nhất định.

Ngoài ra còn có tình trạng lạm dụng các giấy phép đặc biệt để tận dụng tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng giáo viên và sự gia tăng số lượng giáo viên môn kỹ thuật làm việc đồng thời ở các chính quyền địa phương. Chất lượng của giáo viên chuyên trách hiện đang là vấn đề đáng lo ngại. Đồng thời, giáo viên làm việc không chính quy lại cũng thiếu hụt.

Các biện pháp để giải quyết các vấn đề này bao gồm tuyển dụng theo kế hoạch trong khung thời gian nhiều năm và mở rộng hoặc loại bỏ giới hạn tuổi giảng dạy. Tuy nhiên, sự thiếu hụt giáo viên liên quan mật thiết đến khối lượng công việc dài và sự bóc lột giáo viên. Những vấn đề này liên quan đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống trong xã hội Nhật Bản, cũng như chất lượng và số lượng giáo dục giáo viên.

Theo daibieunhandan