Dù có nhiều chương trình tăng cường ngoại ngữ tại các trường phổ thông, nhưng sau 12 năm học, tỷ lệ học sinh đạt chuẩn (nghe, nói, đọc, viết trôi chảy) lại chiếm tỷ lệ không cao.
Hàng năm, nước ta có hàng trăm ngàn bạn trẻ ra nước ngoài du học. Nước đến và ngôn ngữ chủ yếu tập trung vào tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Hàn… Vì vậy, ngoại ngữ đóng vai trò cực kỳ quan trọng và là 1 trong 3 tiêu chí để trở thành công dân toàn cầu. Hiện nay, kể cả học đại học trong nước, học sinh giỏi ngoại ngữ cũng được ưu tiên tuyển sinh. Tuy vậy, tỷ lệ học sinh đạt chuẩn nghe, nói, đọc, viết trôi chảy lại chiếm tỷ lệ không cao. Lý do vì sao?
Bởi vì ngoại ngữ là một môn học thuộc nhóm kỹ năng, học sinh học cả 2 tình huống "bị động" và "chủ động". Tức, học sinh cần phải có môi trường giao tiếp hàng ngày: từ trò chuyện với thầy cô, bạn bè, giao tiếp xã hội, nghe nhạc, xem phim, đọc sách báo…, chứ không chỉ mở sách ra học tại trường học theo cách "chủ động" như hiện nay. Việc học thêm tại các trung tâm ngoại ngữ cũng tốt, nhưng nó vẫn là cách "chủ động" không dễ dàng tiếp nhận và hiệu quả cho mọi lứa tuổi học sinh
Vì vậy, nếu chúng ta "nhúng" bạn trẻ vào môi trường văn hóa bản xứ trong vòng 6-12 tháng, chắc chắn bạn trẻ sẽ trở nên thông thạo ngoại ngữ hơn cách bình thường. "Nhúng" bằng cách nào?
Nền giáo dục ở các nước tiên tiến đều khuyến khích học sinh trung học (từ 15 đến 18 tuổi) ra nước ngoài "nhúng" vào môi trường văn hóa bản xứ để học/giao tiếp ngoại ngữ từ nước mà học sinh đang học. Đó cũng là cách giúp bạn trẻ có thêm hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm và trao đổi văn hóa để hình thành kỹ năng hòa nhập quốc tế sau này khi trưởng thành.
Chương trình trao đổi văn hóa quốc tế hiện nay có đầy đủ các nước với tất cả các loại ngôn ngữ như: tiếng Anh (Mỹ, Canada, UK, Úc, New Ziland); tiếng Đức (Đức, Áo, Thụy Sĩ); tiếng Pháp (Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ, Canada) và có cả Nhật Bản và Hàn Quốc để học sinh có thể sống cùng Gia đình bảo trợ bản xứ và học một năm tại trường công lập với 100% học sinh bản ngữ
Hiện nay có một bộ phận phụ huynh ý thức được môi trường liên văn hóa và ngôn ngữ rất quan trọng với con em mình, nên họ sẵn sàng đầu tư thời gian và công sức giúp trẻ "nhúng" vào nước đến để giúp con thông thạo ngôn ngữ, nhưng tỷ lệ này còn rất ít.Trong khi đó, bộ phận lớn lại ưu tiên tài chính (hàng trăm triệu mỗi năm) chi trả cho trung tâm ngoại ngữ, kéo dài nhiều năm nhưng đến khi hết bậc PTTH, con mình vẫn chưa thể đọc thông viết thạo. Đó là thực trạng rất đáng buồn
Đối với các gia đình có nhu cầu cho con du học thì điều này lại càng quan trọng. Chắc chắn học sinh không thể tiếp nhận kiến thức tốt, nếu ngoại ngữ chỉ ở mức khiêm tốn khi học bậc đại học. Đó là chưa nói đến, kém ngoại ngữ có thể hạn chế việc hòa nhập văn hóa, bị động trong giao tiếp, kết bạn và dễ sinh ra trầm cảm. Việc chọn trường đại học, chọn nghề là một việc hệ trọng cả đời, tiêu tốn hàng trăm ngàn đô la, thì việc chi ra một khoản nhỏ để con trải nghiệm văn hóa và "nhúng" vào môi trường bản xứ cho thông thạo ngoại ngữ là một việc rất hệ trọng, cấp bách.
Chương trình trao đổi văn hóa để cải thiện ngoại ngữ bằng cách "nhúng" vào môi trường sống cùng gia đình bản xứ và học trường công với học sinh bản ngữ sẽ mang lại cho bạn trẻ 4 lợi ích cốt lõi sau đây:
1. Cải thiện các kỹ năng ngoại ngữ: Bạn trẻ không còn là một vị khách nữa mà đã trở thành thành viên gia đình thực sự, hòa vào cuộc sống gia đình chủ, trải nghiệm lối sống địa phương và truyền thống văn hóa ở đó. Học sinh sẽ tự đến trường tham gia vào quá trình học tập một cách bình thường cùng học sinh nước sở tại, gặp gỡ thêm các bạn nước khác trên thế giới. Học sinh sống và học tập trong một môi trường hoàn toàn xa lạ nhưng tinh khiết, nghe ngoại ngữ hàng ngày, nói, đọc và viết một cách tự nhiên. Điều đó sẽ giúp học sinh làm chủ khả năng ngôn ngữ tại nước mình đến giao lưu sau khi kết thúc chương trình.
2. Tăng tính độc lập của của bạn trẻ: Theo quy định, học sinh sẽ sống một năm trong gia đình bảo trợ bản xứ tình nguyện. Bạn trẻ sẽ tự chăm sóc bản thân, khả năng sống độc lập, tự vượt qua khó khăn và giải quyết vấn đề của chính mình.
3. Cải thiện khả năng học tập: Tiếp cận phương pháp giáo dục tiên tiến của phương Tây để nâng cao chất lượng tổng thể cho học sinh, nhấn mạnh tư duy độc lập, linh hoạt trong việc sử dụng các kiến thức, trong đó cải thiện sự hiểu biết và khả năng tự học.
4. Mở rộng tầm nhìn để trở thành công dân toàn cầu: Trong quá trình trao đổi văn hóa một học kỳ hoặc một năm học, tổ chức nước chủ nhà sẽ sắp xếp cho học sinh tham gia các chuyến tham quan ngoại khóa, thể thao, các cuộc thi, các hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí và mở rộng tầm nhìn.
Ghi nhận ý kiến từ một số phụ huynh và du học sinh:
(Youth For Understanding (viết tắt là YFU) là một tổ chức quốc tế phi lợi nhuận, được thành lập vào năm 1951 tại Mỹ với nỗ lực hàn gắn vết thương do Chiến tranh thế giới thứ 2 gây ra.
Những người sáng lập nhận thấy, nếu xây dựng một chương trình "du học trao đổi văn hóa" để đưa học sinh Đức đến Mỹ, sống cùng gia đình bảo trợ bản xứ và trải nghiệm học trung học trong 1 năm tại đây, thì họ sẽ được khai sáng, lấy lại niềm hy vọng để xây dựng nền dân chủ tại Đức trong tương lai.
Do ý nghĩa tốt đẹp của của chương trình mà YFU ngày càng được mở rộng, trở thành một hoạt động rộng khắp toàn cầu, với gần 60 quốc gia thành viên hỗ trợ khoảng 300.000 học sinh trao đổi trên thế giới.
YFU Việt Nam là thành viên chính thức của YFU toàn cầu, hoạt động từ năm 1995. Mỗi năm YFU Việt Nam lựa chọn 20-30 học sinh tham gia chương trình trao đổi văn hoá tại nhiều nước, chi phí chỉ khoảng 8.500 USD đến 12.000 USD/ năm gồm học phí, ăn ở, bảo hiểm y tế)
|