Kiến nghị đã nhận được sự ủng hộ từ các chính trị gia cao cấp, trong đó có Thống đốc Tokyo Yuriko Koike. Nhóm ủng hộ lập luận khai giảng tháng 9 sẽ tạo điều kiện cho học sinh quốc tế đến Nhật Bản và học sinh Nhật Bản du học nước ngoài.

Số lượng du học sinh Nhật Bản đã sụt giảm từ năm 2014. Một trong những lý do là chênh lệch thời gian học tập. Hầu hết công ty Nhật Bản tuyển dụng vào tháng 4, nhưng du học sinh thường tốt nghiệp vào cuối tháng 6. Những người này không kịp tham gia ứng tuyển, từ đó có thể mất cơ hội việc làm khi quay về nước.

Kunihiko Miyake, Giám đốc nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu toàn cầu Canon nhận xét kế hoạch thay đổi là cơ hội vàng đối với nền giáo dục Nhật Bản. "Nó sẽ thay đổi suy nghĩ, giáo dục, tuyển dụng và giúp xã hội linh hoạt hơn để hội nhập và tồn tại", ông Miyake nói.

Sinh viên Nhật Bản thể hiện quyết tâm săn việc làm sau khi tốt nghiệp vào tháng 3/2017. Ảnh: Kim Kyung-hoon/ Reuters.

Ý tưởng thay đổi lịch học đã xuất hiện trong nhiều thập kỷ. Năm 2011, hiệu trưởng Đại học Tokyo đã gửi đề xuất lên Chính phủ Nhật Bản nhưng không nhận được ủng hộ. 

Tuy nhiên, đa số thống đốc phản đối đề xuất này. Đảng Dân chủ Tự do, do Thủ tướng Shinzo Abe làm chủ tịch, đã thành lập nhóm làm việc để thảo luận.

Masahiko Shibayama, cựu Bộ trưởng Giáo dục, người đứng đầu nhóm làm việc bày tỏ mong muốn thay đổi giáo dục theo hướng toàn cầu nhưng nên "tiến lên từng bước một". Ông nhận xét việc thay đổi lịch học là kế hoạch dài hơi, nếu thực hiện ngay trong năm 2020 sẽ tạo ra sự căng thẳng.

Năm học mới tại Nhật Bản bắt đầu từ tháng 4, ngay sau kỳ nghỉ xuân và kết thúc vào tháng 3 năm sau. Học sinh Nhật Bản có ba kỳ học, tương ứng với ba kỳ nghỉ gồm nghỉ hè, nghỉ đông và nghỉ xuân. Năm nay, do Covid-19, trường học phải đóng cửa từ tháng 2 và bắt đầu mở lại theo từng khu vực từ đầu tháng 5. Điều này khiến truyền thống khai giảng năm học mới vào tháng 4 bị gián đoạn.

Theo vnexpress