Trong quá trình đi học, đặc biệt là những ngày đầu đến trường, trẻ thường gặp phải những vấn đề về tâm lý. Cha mẹ cần thường xuyên theo dõi xem trẻ có bất kỳ biểu hiện nào trong số 4 dấu hiệu dưới đây hay không.
Bị điểm kém và gian lận trong thi cử
Sự thất vọng của các bậc phụ huynh khi thấy con mình bị điểm kém sẽ khiến nhiều bố mẹ có phản ứng tiêu cực, mất bình tĩnh và nói những lời không nên nói với con. Thậm chí, nhiều bố mẹ còn phê bình con rất nặng.
Chịu áp lực từ bản thân và bố mẹ, trẻ sẽ dễ có những hành vi quay cóp, chép bài... trong những kỳ kiểm tra, kỳ thi.
|
(Ảnh minh họa: Wikihow) |
Cách giải quyết: Bố mẹ cần khuyến khích con chia sẻ cảm nhận về kết quả học tập và có thái độ tôn trọng con, từ đó khích lệ, động viên con cố gắng.
Đối với hành vi gian lận, bố mẹ cần giải thích cho trẻ giá trị của việc trung thực và hậu quả, ảnh hưởng của hành vi gian lận đối với trẻ và bạn bè xung quanh. Việc đạt kết quả cao không có ý nghĩa gì nếu không xuất phát từ khả năng thật sự của mình.
So sánh mình với người khác
Theo Desiree Wee, Nhà tâm lý học lâm sàng, Viện Sức khỏe tâm thần Singapore, cho biết trẻ em không thể phân biệt được sự khách nhau giữa nhu cầu và mong muốn. Desiree chia sẻ, trẻ có thể cảm thấy buồn, tức giận và không hài lòng khi không có những món đồ giống như bạn bè, do đó, mình không được các bạn chơi cùng. Bố mẹ phải hiểu tâm lý của trẻ khi không được đắp ứng nhu cầu.
Cách giải quyết: Bố mẹ cần tránh gạt đi hoặc phớt lờ yêu cầu của trẻ, tuyệt đối không dùng một số từ như "đua đòi", "hư hỏng", "a dua". Điều này có thể khiến trẻ cảm thấy bị tổn thương, không được quan tâm. Tốt nhất, cha mẹ có thể trò chuyện cùng con về giá trị vật chất và tinh thần khác mà trẻ sở hữu, nhấn mạnh việc trẻ vẫn hạnh phúc với những điều đó.
Bị bắt nạt
|
(Ảnh minh họa:romper.com) |
Theo các chuyên gia, trẻ bị bắt nạt thường là người hướng nội, có kỹ năng xã hội kém và không có khả năng tự bảo vệ mình. Theo thời gian, những đứa trẻ này sẽ nghĩ mình yếu đuối, làm tăng nguy cơ bị trầm cảm. Tuy nhiên, những đứa trẻ bị bắt nạt thường có năng khiếu tại một lĩnh vực nào đó, thu hút sự chú ý của người khác.
Cách giải quyết: Bố mẹ và con nên có cuộc trò chuyện sâu về chủ đề này, bắt đầu với câu hỏi bắt nạt là gì. Nếu trẻ chưa hiểu đúng, bố mẹ cần chỉ ra biểu hiện của bắt nạt bao gồm các hành động gây ảnh hưởng đến tinh thần của trẻ. Trong trường hợp cần thiết, bố mẹ cần trao đổi với giáo viên và nhà trường để có biện pháp xử lý kịp thời.
Trở thành kẻ bắt nạt
Có rất nhiều lý do để trẻ bắt nạn các bạn. Phần lớn những đứa trẻ trở thành kẻ bắt nạt thường có thành tích học tập kém và có khả năng bị trầm cảm. Desiree nhận định, những hành vi bạo lực sẽ khiến các kỹ năng xã hội của trẻ kém phát triển, tăng nguy cơ sử dụng chất kích thích và vi phạm pháp luật.
Cách giải quyết: Cha mẹ cần hết sức bình tĩnh, tuyệt đối không áp dụng đòn roi lên con trẻ. Đây là lúc để bố mẹ làm gương cho con khi phải đối mặt với việc xử lý xung đột. Trong trường hợp này, cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao con lại làm vậy, đồng thời hướng dẫn con cách kiểm soát và xử lý cơn giận, hạn chế cho trẻ tiếp với các chương trình tivi, game bạo lực. Nếu cần thiết, bố mẹ cần đến gặp bác sĩ tâm lý.
Theo
Thời Đại