|
|
Nuôi dạy con theo phương pháp Rie là cách để trẻ phát triển tự nhiên nhất. |
Nuôi dạy con cái không phải là một việc dễ dàng. Có rất nhiều vấn đề liên quan đến việc nuôi dạy con cái từ thời thơ ấu đến tuổi vị thành niên. Những năm đầu tiên là những ngày tháng khó khăn nhất, như thay tã, dọn dẹp đống bừa bộn, cho con ngủ và con hay quấy khóc.
Hầu hết các bậc cha mẹ thậm chí không biết nên theo phương pháp nuôi dạy con nào và phương pháp nào phù hợp với con mình. Vậy phương pháp nuôi dạy con "RIE" có gì đặc biệt?
RIE Parenting là gì?
RIE là viết tắt của "Resources for Infant Educarers" (tạm dịch: Tài nguyên dành cho Người giáo dục Trẻ sơ sinh). Nuôi dạy con theo RIE là một phương pháp nuôi dạy con cái khuyến khích cha mẹ chú ý đến nhu cầu cảm xúc và nhận thức của con.
Triết lý nuôi dạy con cái của RIE được sáng lập bởi nhà giáo dục mầm non Magda Gerber. Trong chuyến đi từ Los Angeles đến Hungary, cô biết rằng trẻ em học tập tốt nhất trong một môi trường an toàn, thoải mái và kết nối tình cảm.
"Nuôi dạy con bằng RIE là kỹ thuật giúp cha mẹ kết nối với con cái và hiểu nhu cầu của chúng. Tất cả trẻ sinh ra đều có khả năng học hỏi và phát triển. Chúng phải được tôn trọng và tạo cơ hội khám phá. Việc nuôi dạy con của RIE có thể được điều chỉnh cho phù hợp với từng cá nhân và nhu cầu, hoàn cảnh của trẻ".
Phương pháp RIE hoạt động như thế nào?
|
|
Phương pháp RIE chú trọng ý tưởng sống chậm lại và cho phép trẻ em dành thời gian để khám phá môi trường xung quanh. |
Theo kỹ thuật nuôi dạy con cái này, cha mẹ không cần con cái học những điều mới mẻ. Phương pháp này chú trọng ý tưởng sống chậm lại và cho phép trẻ em dành thời gian để khám phá môi trường xung quanh. Trẻ em vốn dĩ rất tò mò, và phương pháp RIE giúp chúng khai thác sự tò mò đó.
Ngay cả với việc đơn giản như thay tã, bạn có thể cho trẻ tùy chọn nhấc chân và học cách thay tã. Bạn hoạt động như một người hướng dẫn, dẫn dắt bằng sự tử tế và kiên nhẫn, trung thực và tôn trọng, chứ không phải là một người ra lệnh.
Đôi khi cha mẹ hoảng sợ khi thấy trẻ mới biết đi hoặc trẻ khóc. Họ đung đưa, an ủi và làm mọi cách để cổ vũ em bé và làm cho em bé ngừng khóc. Trong khi với tư cách là cha mẹ, bạn có thể coi đó là một phản ứng bình thường, nhưng trẻ em lại nhìn nhận điều đó theo cách khác.
Thay vì yêu cầu trẻ ngừng khóc, bạn hãy để trẻ bộc lộ những cảm xúc đó ra ngoài là điều hoàn toàn bình thường. Mặt khác, việc nuôi dạy con của RIE cho phép trẻ em cảm nhận được buồn, vui, hạnh phúc và một loạt các cảm xúc khác nhau. Khi con bạn cảm thấy buồn và muốn khóc, hãy để mặc chúng khóc chứ đừng tìm cách ngăn cản.
Về kỷ luật, phương pháp nuôi dạy con cái của RIE không có bất kỳ hình phạt nào. Thay vào đó, bạn thực thi các ranh giới. Ví dụ, nếu con bạn bỏ qua giấc ngủ, chúng sẽ được yêu cầu thức dậy đúng giờ mặc dù cảm thấy khó chịu. Điều này dạy kỷ luật thay vì trừng phạt để trẻ rút kinh nghiệm và không tái phạm nữa (hoặc ít nhất là đừng làm vậy thường xuyên).
Cha mẹ nên làm gì nếu theo phương pháp nuôi dạy con RIE?
Một trong những nền tảng quan trọng nhất của việc nuôi dạy con theo RIE là cho con bạn tự do sáng tạo để khám phá sở thích. Điều đó có nghĩa là cho trẻ đủ thời gian không bị gián đoạn để làm bất cứ điều gì chúng muốn.
Trẻ em học các kỹ năng mới và khám phá những gì khiến chúng tò mò. Để có không gian vận động và vui chơi một mình, bạn có thể tạo ra một môi trường lành mạnh và an toàn cho trẻ tự học và khám phá bản thân.
Là cha mẹ, bạn có trách nhiệm tìm hiểu con cái nhiều hơn nếu bạn muốn học cách nuôi dạy trẻ hiệu quả và truyền đạt những bài học cuộc sống quý giá một cách tự nhiên. Điều này có nghĩa là cha mẹ nói ít hơn và tập trung nhiều hơn vào những gì trẻ đang làm trong quá trình tự học.
Một cách tuyệt vời khác để kết hợp các kỹ năng làm cha mẹ theo phương pháp RIE vào thói quen nuôi dạy con cái của bạn là trở thành người bạn tốt nhất của con bạn. Lắng nghe những gì con bạn nói, chú ý đến cảm giác của chúng và đưa ra lời khuyên khi chúng đang có vướng mắc. Bạn hãy là một người đồng hành hướng dẫn con nhẹ nhàng và chủ động giúp con thích ứng với cuộc sống.
Nguyễn Hạnh (Nguồn: Parents)