leftcenterrightdel
 Đại học Saint Rose, một trong nhiều cơ sở giáo dục đại học sẽ đóng cửa vào cuối học kỳ này.

Hầu hết sinh viên tại những cơ sở này không bao giờ hoàn thành bằng cấp của mình. Trong khi đó, các cựu sinh viên không ngừng băn khoăn về giá trị của những tấm bằng họ đã nhận được.

Tấm bằng đại học nằm xa tầm với

Khi xe đưa đón dừng lại cũng là lúc Luka Fernandes bắt đầu lo lắng.

Fernandes là sinh viên tại Đại học Newbury gần Boston. Số lượng tuyển sinh tại trường đã giảm trong hai thập kỷ trước từ hơn 5.300 xuống còn khoảng 600. “Mọi thứ bắt đầu khép lại. Chắc chắn là có cảm giác như điều gì đó không ổn. Có cảm giác như nhà trường không thực sự quan tâm nữa”, Fernandes chia sẻ.

Trường tư thục phi lợi nhuận này đã bị các nhà kiểm định quản chế vì tình hình tài chính không ổn định. Sau đó, xe buýt đưa đón nối khuôn viên ngoại ô với ga gần nhất trên hệ thống giao thông công cộng bắt đầu chạy muộn hoặc không hề xuất hiện.

“Đó là một trong những điều khiến chúng tôi cảm thấy như họ đang bỏ cuộc”, nam sinh cho biết. Sau khi sinh viên về nhà nghỉ đông, một email được gửi đến: Newbury sẽ đóng cửa vào cuối học kỳ tiếp theo. “Tôi đã rất tức giận”, Fernandes - một sinh viên năm cuối cho biết.

Trong khi đó, các khoản mà sinh viên phải vay để trả cho trường đại học vẫn chưa được xóa bỏ. Fernandes cho biết đã đầu tư rất nhiều tiền vào việc học, nhưng gia đình không đủ để chi trả. Hàng loạt câu hỏi đang được các sinh viên trên khắp nước Mỹ đặt ra, khi tốc độ đóng cửa trường đại học tăng lên đáng kể.

Tính đến thời điểm hiện tại trong năm nay, trung bình mỗi tuần, có khoảng một trường đại học hoặc cao đẳng thông báo sẽ đóng cửa hoặc sáp nhập. Theo Hiệp hội Giám đốc Điều hành Giáo dục Đại học Tiểu bang (SHEEO), con số này tăng so với năm ngoái.

Nhiều trường đại học đang gấp rút đến mức, một số sinh viên chuyển từ trường này sang trường khác giờ đây nhận ra rằng, tổ chức giáo dục mới của họ cũng sẽ đóng cửa. Điều đáng nói là, sinh viên thường có rất ít hoặc không nhận được cảnh báo. Hầu hết sinh viên tại các trường đại học đóng cửa đều từ bỏ việc học của mình.

Một nghiên cứu của SHEEO cho thấy, chưa đến một nửa người học chuyển sang các tổ chức khác. Trong số đó, chưa đến một nửa ở lại đủ lâu để lấy bằng. Nhiều người bị mất tín chỉ khi chuyển từ trường này sang trường khác và phải học lâu hơn. Điều đó cũng đồng nghĩa là họ phải vay nhiều tiền hơn để trang trải chi phí.

Vậy nên, số lượng người Mỹ dành thời gian và tài chính để học đại học nhưng chưa bao giờ hoàn thành đang ngày càng tăng. Điều đó xảy ra vào thời điểm mà những nỗ lực nhằm tăng tỷ lệ dân số có bằng cấp đang gặp phải những trở ngại.

Fernandes - người cuối cùng đã quyết định tiếp tục theo học tại một trường khác và hiện làm điều phối viên bệnh nhân tại một bệnh viện, cho biết: “Tôi đã hỏi bố mình: ‘Con có thể không quay lại không?’.

Tôi rất vui vì đã làm vậy. Nhưng thực lòng, điều đó làm tôi lo sợ cho tương lai của nền giáo dục. Tôi không chắc nền giáo dục sẽ đi về đâu nếu tất cả các trường đại học tiếp tục đóng cửa. Đó sẽ là một rào cản khác, đặc biệt với những người phải vật lộn với học phí ngay từ đầu”.

leftcenterrightdel
Khuôn viên cũ của Trường Cao đẳng Burlington ở Vermont. Trường đại học đóng cửa vào năm 2016. 

“Gặp nguy” về tài chính

Các trường cao đẳng gần như chắc chắn sẽ tiếp tục đóng cửa. Theo ước tính của công ty tư vấn EY Parthenon, cứ 10 trường cao đẳng và đại học hệ 4 năm thì có 1 trường hợp đang gặp nguy hiểm về tài chính.

Ông Gary Stocker - cựu Giám đốc Trường Cao đẳng Westminster ở Missouri và là người sáng lập College Viability, chuyên đánh giá sự ổn định tài chính của các tổ chức, cho biết: “Đó chỉ đơn giản là cung và cầu”.

Việc đóng cửa diễn ra sau sự sụt giảm tuyển sinh 14% trong thập kỷ đến năm 2022, giai đoạn gần đây nhất mà Bộ Giáo dục có số liệu. Một sự suy giảm khác lên tới 15% dự kiến bắt đầu vào năm 2025.

Ông Stocker cho biết: “Điều duy nhất có thể khắc phục tình trạng này là đóng cửa hoặc hợp nhất đủ để cung và cầu đạt đến trạng thái cân bằng”. Biện pháp đó có thể không mấy an ủi đối với những sinh viên đang hoặc từng theo học tại các trường đóng cửa.

Ngay trong năm nay và chỉ trong vòng vài ngày, Trường Cao đẳng Birmingham-Southern ở Alabama, Đại học Fontbonne ở St. Louis và Cao đẳng Cộng đồng Eastern Gateway ở Ohio đều thông báo đóng cửa, trừ khi nhận được gói cứu trợ tài chính.

Trong khi đó, Đại học tư thục vì lợi nhuận Antelope Valley ở California đã bị tiểu bang ra lệnh đóng cửa vào cuối tháng 2 vì thiếu hụt tài chính. Đại học Lincoln Christian ở Illinois và Cao đẳng Magdalen ở New Hampshire đóng cửa vào tháng 5, Đại học Johnson ở Florida vào tháng 6 và Đại học Hodges ở Florida vào tháng 8.

Trường Cao đẳng Saint Rose ở New York, Đại học Cabrini ở Pennsylvania, Đại học Oak Point ở Illinois, Cao đẳng Goddard ở Vermont và khuôn viên Staten Island của Đại học St. John đều sẽ đóng cửa vào cuối học kỳ này. Trường Cao đẳng Notre Dame ở Ohio cũng sẽ đóng cửa vào cuối học kỳ này.

Hướng đi nào cho sinh viên?

leftcenterrightdel
 Misha Zhuykov - người đã kết thúc việc học chính thức của mình khi Trường Cao đẳng Burlington ở Vermont đóng cửa.

7 trong số 10 sinh viên tại các trường đại học đóng cửa nhận được rất ít hoặc không có cảnh báo nào. Nghiên cứu của SHEEO cho thấy, trong số đó, một tỷ lệ nhỏ hơn có khả năng tiếp tục học tập so với sinh viên tại các trường cao đẳng đưa ra nhiều thông báo hơn và kết thúc hoạt động một cách “có trật tự”.

Nữ sinh Tatiana Hicks chia sẻ, khi đang ngồi bên máy tính để chuẩn bị cho kỳ thi cuối kỳ trong chương trình điều dưỡng tại Đại học vì lợi nhuận Stratford ở Virginia, thì cuộc trò chuyện nhóm của cô với các sinh viên cùng lớp bắt đầu sôi nổi.

Hicks vừa cân bằng thời gian học ở trường, vừa làm việc theo ca 12 giờ, ba ngày một tuần với tư cách là trợ lý y tá trong một bệnh viện. Nữ sinh cho biết: “Điều duy nhất hiện lên trong tâm trí tôi là ôn thi cuối kỳ, nhưng điện thoại của tôi không ngừng đổ chuông”.

Một email từ hiệu trưởng trường đại học gửi đi cho biết, Stratford sắp đóng cửa. Học sinh có một tháng để nhận bảng điểm. Song, trong vòng một ngày, điện thoại và email của trường đại học đã ngừng hoạt động.

Hicks, hiện 27 tuổi, sống ở Gainesville, Virginia, cho biết: “Tôi bắt đầu hoảng sợ và khóc hàng giờ vào ngày hôm đó. Điều này thật bất ngờ. Mọi người hỏi khi nào tôi định quay lại. Song, tôi không muốn quay lại. Điều đó chứng tỏ, ngay từ đầu, lẽ ra tôi không nên học đại học”. Hicks cuối cùng đã đăng ký vào một chương trình học mới, bắt đầu lại con đường lấy bằng về trị liệu hô hấp.

Trường hợp khác là Misha Zhuykov - người đã kết thúc chương trình học chính quy khi Trường Cao đẳng Burlington ở Vermont đóng cửa. Trường đã bắt tay vào một kế hoạch mở rộng, mua lại một trại trẻ mồ côi Công giáo bị bỏ hoang.

Zhuykov và khoảng 100 sinh viên khác được thông báo rằng, trong chưa đầy hai tuần, trường sẽ đóng cửa. Ngay sau đó, công ty an ninh tư nhân đã đến để niêm phong các tòa nhà. Nam sinh lo sợ rằng, không phải tất cả tín chỉ học sẽ được chấp nhận nếu chuyển trường.

Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ cho thấy trong nghiên cứu toàn diện gần đây nhất về vấn đề này, những sinh viên chuyển trường sẽ mất trung bình 43% số tín chỉ mà họ đã học và thanh toán.

Giống như nhiều bạn cùng lớp, Zhuykov cho biết sẽ không bao giờ học thêm chính quy. Hiện, anh trở thành nhà thiết kế đồ họa ở New Hampshire. “Rất nhiều người đã bỏ cuộc. Một người bạn của tôi đang làm việc ở trạm xăng”, Zhuykov chia sẻ.

Ngay cả những người đã tốt nghiệp các trường đại học sau đó đóng cửa cũng gặp phải những câu hỏi khó chịu khi tìm việc làm. Roy Mercon đến Burlington sau khi phục vụ trong quân đội. Anh đã tốt nghiệp trước khi trường đại học ngừng hoạt động. Tuy nhiên, khi nộp đơn xin việc, anh nhận được những phản ứng hoài nghi.

Trước khi đóng cửa, Trường Cao đẳng Present ở Nam Dakota đã ký hợp đồng với trường cao đẳng phi lợi nhuận. Nhờ đó, có thể giúp 384 sinh viên còn lại tiếp tục học tập. Sau thông báo, trường vẫn mở cửa cho cả học kỳ cuối cùng.

90% số sinh viên cuối cùng đó đã tốt nghiệp trong học kỳ cuối trước khi trường đại học đóng cửa vĩnh viễn. Đây là một tỷ lệ cao hơn nhiều so với các trường đã đóng cửa ở những nơi khác.

Tuy nhiên, trải nghiệm đó là một ngoại lệ. “Không phải lúc nào sinh viên cũng học tốt khi các trường đại học đóng cửa. Trên thực tế, họ thường không làm tốt. Một số trường đại học đóng cửa theo đúng nghĩa đen và đó là thông báo của họ”, Paula Langteau, Chủ tịch cuối cùng của Trường Cao đẳng Present cho biết.

Trong bối cảnh này, việc các trường sáp nhập cũng đang gia tăng. Đại học Woodbury đang được sáp nhập vào Đại học Redlands và Cao đẳng St. Augustine ở Chicago, trở thành Đại học Lewis.

Trường Cao đẳng Khoa học Y tế Pennsylvania đã được Đại học Saint Joseph tiếp nhận vào tháng 1. Đại học Salus trở thành một phần của Đại học Drexel vào tháng 6 và ngừng hoạt động như một tổ chức riêng biệt vào năm tới. Đại học Bluffton ở Ohio sẽ được sáp nhập vào Đại học Findlay vào năm tới.

Đây có vẻ là một con đường dễ dàng hơn cho sinh viên. Bởi, họ vẫn có thể tiếp tục hoàn thành chương trình học. Song, không phải lúc nào cũng vậy. Những sinh viên theo học tại Mills College đã nhận được khoản bồi thường trị giá 1,25 triệu USD trong một vụ kiện. Các sinh viên cáo buộc, họ được hứa có thể hoàn thành bằng cấp sau khi trường được Đại học Northeastern tiếp quản.

Vụ kiện cáo buộc rằng, Northeastern đã loại bỏ dần các chương trình mà họ chưa cung cấp, trong đó 408 sinh viên của Mills đã đăng ký.

Việc đóng cửa này cũng ảnh hưởng đến người nộp thuế, những người phải gánh chịu chi phí từ các khoản vay dành cho sinh viên được liên bang trợ cấp, vốn được miễn trong một số trường hợp. Chẳng hạn, sinh viên theo học tại ITT Tech đã được xóa khoản nợ 1,1 tỷ USD khi trường này đóng cửa.

Trước tình trạng này, các quy định mới của Bộ Giáo dục Mỹ, có hiệu lực vào tháng 7, yêu cầu các tổ chức phải báo cáo nếu sắp phá sản hoặc đối mặt với phán quyết pháp lý. Đồng thời, nếu phá sản, các trường phải dành khoản dự trữ để trang trải chi phí cho những khoản vay dành cho sinh viên.

Theo giaoducthoidai