Anh có thể chia sẻ về lý do lựa chọn đất nước Singapore và môi trường giáo dục ở đây cho các bạn trẻ có ý định sang du học?
Hiện tại, tôi đang là sinh viên năm thứ tư ngành Điện Điện Tử tại Đại học Công nghệ Nanyang. Lý do tôi chọn du học vì thấy Singapapore là đất nước an toàn, giáo dục tốt với các trường đại học đứng thứ hạng cao trên thế giới, có động đồng du học sinh Việt Nam lành mạnh và phát triển.... Sau quá trình học tập thì tiếng Anh của tốt cũng tốt hơn và vì thế có thể đọc được nhiều tai liệu tốt hơn.
|
Anh Mai Tuấn Minh - sinh viên Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore. (Ảnh: NVCC) |
Tuy nhiên, ở Singapore có một vấn đề là áp lực. Do đất nước Singapore không có tài nguyên nên nguồn lực chủ yếu là từ “chất xám” của con người. Vì thế, với các bạn mới sang thì phải luôn trong tư thế chuẩn bị chịu được áp lực và thích nghi được môi trường mới.
Được biết anh là người đồng sáng lập Mạng lưới Trí thức trẻ Việt Nam tại Singapore?
Tôi đã công tác Hội sinh viên Việt Nam tại Singapore được 6 năm và giờ mong muốn tập trung vào việc phát triển cộng đồng trí thức Việt Nam tại đây.
Chúng tôi quyết định thành lập Mạng lưới Trí thức trẻ Việt Nam tại Singapore (VINS) vì thấy đây là việc làm cần thiết, bởi ở đây cộng đồng sinh viên rất mạnh, luôn hướng về quê hương, đất nước.
Mạng lưới sẽ giúp cho những người tham gia hiểu hơn về tình hình Việt Nam hiện nay, từ đó có thể về nước làm việc, cống hiến mà không còn tư tưởng e ngại với những cú sốc văn hóa "ngược". Điều này sẽ giúp cho họ đóng góp nhiều hơn về cho kinh tế nước nhà và giúp cho việc ổn định nơi làm việc nhanh hơn.
Mục tiếp sắp tới của VINS là kết nối và thu hút được sự tham gia của đông đảo trí thức – một mạng lưới, mà cá nhân tôi thấy cộng đồng người Việt tại Singapore còn thiếu. Năm nay, chúng tôi cố gắng tham gia các sự kiện và gặp gỡ nhiều doanh nghiệp để bắt đầu triển khai các hoạt động vào năm sau.
Chính phủ và Nhà nước đang đặc biệt quan tâm đến việc thu hút nguồn lực trí thức kiều bào vào phát triển đất nước. Cá nhân anh có suy nghĩ gì về điều này?
Tôi nghĩ rằng bất kỳ du học sinh nào đều có đắn đo về việc "ở lại" và bản thân tôi cũng vậy. Tuy nhiên, cũng có quan điểm là mình có thể cống hiến cho đất nước ở mọi nơi - đây cũng là một cách nghĩ tích cực khác.
Tôi học chuyên ngành Điện Điện tử nên cũng khá liên quan tới những công nghệ mới như bán dẫn và trí tuệ thông minh nhân tạo.
Ở Việt Nam, các đại học trường công dạy rất tốt về kỹ thuật và công nghệ, nhưng vẫn còn thiếu việc thực hành tại công ty. Các cơ hội trao đổi thực tập tại các nước như Singapore ở các trường đại học có thể giúp khắc phục điều này.
Ngoài ra, các trường có thể liên kết để tạo ra chương trình song bằng hoặc đào tạo một số môn nhất định, dựa vào lợi thế cơ sở vật chất có sẵn tại Singapore để giúp cho đào tạo nhân lực một cách hiệu quả hơn.
Chúng ta có thể tổ chức các diễn đàn liên quan tới chuyên môn từ các nước khác nhau để kinh nghiệm chuyên môn trong nước trở nên phong phú hơn.
|
Các trí thức trẻ Việt Nam tại Singapore. (Ảnh: NVCC) |
Theo anh, có những khó khăn gì đối với tri thức kiều bảo trẻ trong việc phát huy trí tuệ cho đất nước?
Một trong những vấn đề là "sốc" ngược văn hóa khi các trí thức trẻ về Việt Nam sau khi đã ở nước ngoài một thời gian dài.
Các hệ thống pháp luật và quản lý ở Việt Nam có thể rất khác so với nước ngoài, làm cho việc thích ứng và hiểu biết về cách thức hoạt động trong môi trường này trở nên khó khăn.
Theo tôi, bên cạnh mong muốn về một môi trường học thuật tốt để phát triển, thì một trong những "nỗi niềm" khác của trí thức là thiếu đi kênh để có thể truyền tải thông điệp và kiến nghị của mình một cách trực tiếp.
Các trí thức khi gửi những kiến nghị đôi khi thiếu đi cảm giác “được thưởng”. Bởi vậy, nếu có cách biết được độ ảnh hưởng tích cực từ sáng kiến ấy, thì có thể họ sẽ đóng góp tích cực hơn.
Theo baoquocte