leftcenterrightdel
 Đại học Nam Kinh, Trung Quốc.

Đây là trường đại học đầu tiên tại Trung Quốc ra quy định này.

Khoá học bao gồm các bài giảng, hội thảo, thực tập và hỗ trợ giảng dạy bằng trí tuệ nhân tạo (AI). Nội dung bài giảng là các kỹ năng, chủ đề liên quan đến AI như Toán học, Lập trình, Phân tích dữ liệu. Ngoài ra, còn có bài giảng kết hợp AI và các môn học khác nhau.

Đại diện Đại học Nam Kinh cho biết việc toàn bộ sinh viên nhà trường phải học về AI là chương trình nuôi dưỡng các nhà khoa học thông qua cách tiếp cận liên ngành, sáng tạo.

Trung Quốc ưu tiên phát triển AI trong chương trình chiến lược quốc gia năm 2017. Kể từ đó, các cơ sở giáo dục đại học đã đầu tư nội dung đào tạo liên quan đến AI, đáp ứng kế hoạch hành động của quốc gia trong lĩnh vực này.

Các trường đại học Trung Quốc vẫn tỏ thái độ thận trọng trước việc sinh viên sử dụng các công cụ AI như ChatGPT. Nhưng gần 500 trường đã mở chuyên ngành liên quan đến AI trong những năm qua.

Trước hành động đưa AI trở thành môn học bắt buộc, các chuyên gia có nhiều ý kiến trái chiều. GS Gao Wen, Đại học Bắc Kinh, cho biết Trung Quốc không thiếu tài năng AI mà là tài năng AI hàng đầu.

“Không nhất thiết phải phát động phong trào AI toàn quốc. Tôi cho rằng việc nuôi dưỡng tài năng AI đòi hỏi phải có trường hàng đầu, được đầu tư nhiều nguồn lực cho việc đào tạo”, ông Gao Wen cho hay.

Theo giaoducthoidai