leftcenterrightdel
 Sinh viên Ba Lan.

Đồng thời cắt giảm khả năng tiếp cận cơ sở vật chất trong khuôn viên trường vào cuối tuần để tiết kiệm điện. Tuy nhiên, họ vẫn hy vọng chính phủ sẽ vào cuộc để giúp giảm bớt ít nhất một phần gánh nặng đang hiện hữu trước mắt.

Ba Lan đang phải gồng mình đối phó với một cuộc khủng hoảng năng lượng chưa từng có. Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã đẩy giá hàng hóa, bao gồm than đá, lên cao. Bất chấp sự đầu tư gần đây vào các nguồn năng lượng tái tạo, than vẫn là nhiên liệu chủ yếu trong sản xuất điện ở đất nước 38 triệu dân này.

Than và khí đốt đắt đỏ đang làm tăng giá điện. Việc sản xuất điện từ than gây ra nhiều khí thải đòi hỏi các công ty điện lực của Ba Lan phải trả thêm tiền để trang trải việc mua giấy phép phát thải carbon dioxide. Mức chi phí này hiện nay dao động khoảng 68 USD/tấn, tăng gấp 3 lần so với năm 2020.

Kết quả cuối cùng là giá điện của Ba Lan - khi được áp dụng để cung cấp vào năm 2023 - ở mức khoảng 220 - 260 USD/kw giờ trên sàn giao dịch điện Ba Lan TGE. Đây là mức cao gấp 3 đến 4 lần so với năm 2022.

Tại địa phương, mức tăng này có thể cao hơn nữa khi các công ty phân phối và bán lẻ điện tự tăng thêm giá và lợi nhuận của họ.

Đối mặt với hóa đơn tăng 700%

Trường đại học lâu đời nhất của Ba Lan là Đại học Jagiellonian ở Kraków phải đối mặt với mức tăng 700% trong hóa đơn điện vào năm tới. Về danh nghĩa, trường đại học sẽ cần tìm 36 triệu USD để trang trải hóa đơn tiền điện trong năm tới, so với 5 triệu USD vào năm 2022.

Theo Hiệu trưởng Jacek Popiel, cần phát triển một chương trình tiết kiệm càng sớm càng tốt nhưng ngay cả khi tiết kiệm tối đa, nhà trường cũng không thể chịu gánh nặng tăng giá năng lượng và các tiện ích khác nếu trợ cấp không tăng đáng kể.

Đại học Jagiellonian có một kế hoạch khẩn cấp, liên quan đến việc chuyển sang các lớp học trực tuyến vào những ngày cụ thể trong tháng 10 và tiếp tục cho đến ít nhất tháng 1 năm sau. Trường cũng đang xem xét bỏ các ngày thứ 6 khỏi lịch làm việc của mình.

Điều này vẫn chưa được chấp nhận hoàn toàn và nhà trường hy vọng việc giá điện tăng mạnh sẽ không xảy ra. Trường cũng mong chờ chính phủ sẽ cứu trợ cho các cơ sở như trường đại học và các hộ gia đình.

leftcenterrightdel
 Đại học Jagiellonian.

Các trường tính cách giảm tiêu thụ điện

Tất cả các trường đại học của Ba Lan đều phải đối mặt với những thách thức tương tự và phải đối phó bằng việc thu nhỏ các hoạt động trong khuôn viên trường. Đại học Bialystok có kế hoạch để các bài giảng và lớp học trực tuyến kéo dài cả tháng, từ 7/1 đến 6/2 năm sau vì trường cũng phải đối mặt với việc tăng hóa đơn tiền điện lên đến 700%. Đại học Gdansk sẽ giảm ánh sáng trong khuôn viên trường, giảm hệ thống sưởi và sẽ hoãn việc xây dựng trung tâm thể thao. Đại học Công giáo Lublin đang cân nhắc ý tưởng hạn chế sinh viên đến ít tòa nhà hơn để hạn chế bật đèn.

Một số trường đại học cho biết, họ có các chương trình tiết kiệm năng lượng với hy vọng sẽ không cần phải thỏa hiệp với các hoạt động của mình. Phát ngôn viên Anna Modzelewska của Đại học Warsaw cho biết, trường của bà cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi giá điện cao hơn giống như các trường đại học khác. Tuy nhiên, bà Anna Modzelewska nói thêm, không có thay đổi ngay lập tức đối với các kế hoạch. Ít nhất vào lúc này, các bài giảng chưa được lên kế hoạch dạy trực tuyến. Thay vào đó, công việc đang được tiến hành để đạt được mức giảm sử dụng năng lượng liên tục.

“Các máy bơm nhiệt, tấm quang điện và đèn LED tiết kiệm năng lượng được lắp đặt. Các tòa nhà lịch sử của trường cũng được trang bị các hệ thống như thông gió với khả năng thu hồi nhiệt”, bà Modzelewska cho hay. Các giải pháp dài hạn như vậy không phải là hiếm ở các trường đại học khác trên khắp Ba Lan.

Hỗ trợ của chính phủ

Chính phủ đã đảm bảo sẽ hỗ trợ các trường đại học và viện khoa học khi đối mặt với vấn đề tăng giá điện. Phát biểu tại Đại học Rzeszów, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Khoa học Przemyslaw Czarnek cho biết, ông sẽ đứng về phía các trường đại học và giảm giá năng lượng cao vô lý được đề xuất cho năm tới. Theo Bộ Giáo dục và Khoa học Ba Lan, chính phủ đang đưa ra các chi tiết trong luật hỗ trợ những đối tượng thuộc diện “dễ bị tổn thương”, bao gồm các cơ sở giáo dục đại học và viện khoa học. Một số học giả lo lắng việc cuối cùng các trường đại học vẫn phải trả thật nhiều tiền điện, vừa phải có những thay đổi lớn về lịch học và giới hạn tiếp cận cơ sở hạ tầng, tiện nghi khuôn viên trường để tiết kiệm điện. Điều này sẽ có tác động lâu dài và tiêu cực đến đời sống giáo dục đại học.

Theo Giáo sư Triết học Andrzej W. Nowak, tại Đại học Adam Mickiewicz ở Poznan, sau đại dịch, dường như một nhân tố mới thúc đẩy sự suy tàn của cuộc sống đại học sắp xuất hiện. Trường của ông phải tắt hệ thống sưởi và đóng cửa các thư viện vào cuối tuần, thậm chí không nhắc tới vai trò công cộng của trường đại học nữa.

“Trong các cuộc trò chuyện với bạn bè ở trường đại học, tôi nhận thấy họ đều sợ phải quay trở lại công việc dạy trực tuyến” – ông Andrzej W. Nowak nói và cho biết đang giảm bớt công việc của mình xuống mức viết văn bản tại nhà để giảm chi phí cho trường vốn bị tiêu hao khi mọi người có mặt.

Theo GD&TĐ