Bệnh viện dã chiến được xây dựng khắp nơi khi số ca nhiễm tăng cao. Sân vận động, sân bay hay bất cứ nơi nào trống đều được tận dụng để xây dựng bệnh viện.

Ở năm 1918 và 2020, cắt tóc hay cạo râu đều được xếp vào hoạt động bị hạn chế. Sau dịch, người dân muốn cắt tóc cũng phải tuân thủ các quy định an toàn khi giãn cách xã hội.

Tình trạng thất nghiệp, nghèo đói gia tăng cao sau đại dịch buộc chính phủ các quốc gia phải đưa ra các gói cứu trợ.

Vệ sinh đường phố được tăng cường khi đại dịch xuất hiện. Nếu cách đây 100 năm chỉ đơn giản là cọ quét đường phố trong bộ bảo hộ thô sơ thì ngày nay công việc này được làm cẩn thận hơn với nhiều loại thuốc khử trùng và các xe chuyên dụng. Công nhân vệ sinh năm 2020 cũng được trang bị đồ bảo hộ tốt hơn.

Công nghệ 100 năm có thể đã được cải thiện, nhưng nhân viên văn phòng vào năm 1918 cũng hiểu được các biện pháp phòng ngừa dịch tốt nhất là làm việc tại nhà và luôn đeo khẩu trang.

Chiếc khẩu trang nhỏ bé ít người để ý bỗng trở nên thiết yếu trong đại dịch. Hầu như các quốc gia đều tập trung cho việc may khẩu trang để phân phát cho người dân.

Các cơ quan y tế công cộng vào năm 1918 khuyến cáo người dân về tầm quan trọng của việc rửa tay và dùng nước sạch. Ngày nay, rửa tay và cung cấp nước sạch cho người dân cũng là biện pháp hàng đầu ngừa dịch COVID-19.

Thể thao là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và cuộc sống bình thường trong bối cảnh đại dịch, và chiếc khẩu trang vẫn là vật dụng không thể thiếu cả vào năm 1918 và bây giờ.

Hình ảnh so sánh giữa hai đại dịch của Getty khiến không ít người có cảm giác như vòng lặp lịch sử khi có nhiều điều giống nhau.

Điện thoại được quảng cáo là một cách để chống lại sự cô lập trong kiểm dịch năm 1918, nhưng không phải gia đình nào khi đó cũng có điện thoại nên sự buồn tẻ kéo dài. Ngày nay, điện thoại cố định, điện thoại di động, cuộc gọi video và mạng xã hội giúp chúng ta kết nối với bạn bè và không còn cô đơn.

Theo tuoitre