Không uống cà phê khi đói bụng
Uống cà phê khi bụng rỗng
Nếu bạn đang đói thì tuyệt đối không nên uống cà phê, dù là cà phê sữa. Nguyên nhân trong cà phê có chứa nhiều caffein khiến cho niêm mạc dạ dày tiết ra nhiều hơn, làm cho cảm giác đói cồn cào tăng lên và dễ gây bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng cho bạn.
Ngoài ra, khi bạn uốngcà phêkhi bụng đói gây ra cảm giác cồn cào, loạng choạng, run chân tay, dễ bị hạ đường huyết đột quỵ. Lý do là do chất caffeine trong cà phê được phát huy tối đa công lực, gây nên hiện tượng say cà phê.
Uống cà phê buổi tối
Một trong những sai lầm gây hại sức khỏe của bạn là uống cà phê vào buổi tối. Khi bạn uống cà phê vào khung giờ này sẽ dễ gây mất ngủ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Việc này sẽ gây ra hậu quả là sáng hôm sau, cơ thể họ trở nên căng thẳng, uể oải và mệt mỏi, khó lòng làm việc tốt.
Nguyên nhân là trong cà phê có chứa nhiều caffeine trong cà phê có cấu trúc tương tự như adenosine một chất gây căng thẳng não bộ, khiến cho bạn khó ngủ
Uống nhiều cà phê một ngày
Theo các nghiên cứu thì liều lượng trung bình của caffeine cho người lớn mỗi ngày là 200 – 300 mg có thể dẫn tới hiện tượng tim đạp nhanh, thở gấp, ù tai, cồn cào gan ruột dễ gây suy nhược cơ thể.
Chính vì vậy, để uống cà phê tốt cho sức khỏe bạn nên dùng đúng liều lượng khoảng 200 – 300 mg caffeine mỗi ngày là đủ. Điều này tương đương với khoảng 2 ly cà phê mỗi ngày. Với những người mắc chứng nghiện cà phê hoặc cần sử dụng cà phê để tỉnh táo cũng không nên quá lạm dụng dễ gây hại sức khỏe.
Không uống cà phê vào buổi tối
Uống cà phê quá đặc
Theo một số người có thói quen uống cà phê rất đậm đặc để cảm nhận vị đắng tăng vị đậm đà uống sẽ ngon hơn rất nhiều. Nhưng nếu bạn uống cà phê quá đặc hàm lượng caffeine nhiều hơn, khiến cho nồng độ caffeine quá cáo sẽ khiến bạn có khả năng rơi vào tình trạng “say cà phê” gây hại thần kinh của bạn.
Theo phunusuckhoe