Nguyên tắc xử lý mề đay và dự phòng bệnh của y học cổ truyền

Sử dụng thuốc trị mề đay của y học hiện đại hoặc mẹo dân gian tại nhà (bằng lá khế, kinh giới,...) có thể làm giảm triệu chứng mề đay, mẩn ngứa. Tuy nhiên, bệnh lý mề đay vẫn bùng phát trở lại nếu người bệnh tiếp xúc với dị nguyên, thời tiết thay đổi thất thường, hoặc tự phát mà không rõ nguyên nhân.

Đặc biệt, các triệu chứng mề đay có xu hướng ngày càng diễn tiến nghiêm trọng hơn. Người bệnh có thể gặp tình trạng ngứa ngáy lan rộng và nổi mẩn đỏ từng mảng, thậm chí là phản ứng phù nề niêm mạc gây sưng mắt, sưng môi; bị sốc phản vệ do phát dị ứng nặng (sưng mạch ở khí quản, họng dẫn tới nghẹt thở).

Bài thuốc nổi mề đay, mẩn ngứa bằng y học cổ truyền - Ảnh 1.

Mề đay gây ngứa ngáy, nổi sần, mẩn đỏ trên da

Theo Thầy thuốc Ưu tú Lê Phương (Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện YHCT Hà Đông), dù các triệu chứng đã biến mất nhưng căn nguyên gây mề đay chưa được xử lý. Bản chất của mề đay là bệnh dị ứng, xuất hiện khi hệ thống miễn dịch suy yếu và bị rối loạn. Hệ miễn dịch không thể bảo vệ cơ thể khỏi các kích thích của môi trường, từ đó giải phóng hàng loạt chất trung gian gây giãn mao mạch, nổi mẩn, phù da, ngứa da.

Mặt khác, các triệu chứng mề đay còn cảnh báo cơ thể đang mất cân bằng. Cơ thể có những rối loạn trong chuyển hóa (nội tiết, đường huyết,...), các cơ quan như gan và thận bị "quá tải" và khó thanh thải độc tố.

Gan và thận đóng vai trò chính trong lọc bỏ độc tố tích tụ từ môi trường, chế độ ăn uống và sinh hoạt. Một khi các cơ quan này bị suy giảm chức năng, độc tố ngày càng ứ đọng nhiều và biểu hiện rõ nhất qua da. Biểu hiện của quá trình này là triệu chứng phát ban, xung huyết da, ngứa ngáy.

Chính vì có cơ chế sinh bệnh như vậy nên mề đay thường dễ gặp ở nhóm đối tượng:

- Người cơ địa mẫn cảm và tiền sử bị bệnh dị ứng như viêm mũi xoang, viêm da, hen suyễn...

- Người bị rối loạn nội tiết như phụ nữ mang thai hoặc sau sinh

- Người có hệ miễn dịch kém như trẻ nhỏ, người già,...

- Người bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột do ăn uống đồ tanh, lạnh

- Người bị mất cân bằng chuyển hóa, thường có bệnh nền về huyết áp, tiểu đường, tim mạch, gan mật,....

Bác sĩ Lê Phương cũng nhấn mạnh, mề đay có căn nguyên phức tạp và liên quan mật thiết đến sự suy yếu bên trong cơ thể. Vì vậy, YHCT chủ trị mề đay tập trung vào phục hồi và cải thiện cơ địa người bệnh. Từ đó hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch để ngăn  ngừa sự xâm nhập, gây bệnh của các ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn và gây kích ứng trên da.  

Bài thuốc trị nổi mề đay, mẩn ngứa bằng y học cổ truyền

Nhất Nam Y Viện là một trong những đơn vị có thế mạnh trong hỗ trợ điều trị bệnh da liễu nói chung và mề đay, mẩn ngứa nói riêng. Đơn vị hiện đang sở hữu bài thuốc hỗ trợ trị mề đay được phục dựng từ phương thuốc chữa mẩn ngứa của Thái Y Viện triều Nguyễn. Đặc biệt, liệu trình điều trị đã được bác sĩ Lê Phương cùng đội ngũ cộng sự tại Nhất Nam Y Viện nghiên cứu và phát triển sao cho phù hợp với đa dạng đối tượng người bệnh.

Bài thuốc nổi mề đay, mẩn ngứa bằng y học cổ truyền - Ảnh 2.

Bài thuốc mề đay của Nhất Nam Y Viện

Liệu trình  hỗ trợ điều trị mề đay của Nhất Nam Y Viện là sự kết hợp của 3 bài thuốc:

- Bài thuốc giải độc: thành phần chính là các thảo dược như diệp hạ châu, kim ngân hoa, đan sâm, thục địa, hương nhu,... Thuốc hỗ trợ bổ gan và tăng cường công năng khử độc. Thuốc hỗ trợ bổ thận thúc đẩy quá trình lọc máu loại bỏ độc tố và tạp chất đang ứ đọng, làm giảm các triệu chứng bề mặt da (tiêu mẩn đỏ, trừ ngứa ngáy).

- Bài thuốc bổ gan: thành phần chính là các thảo dược chi tử, hạ khô thảo, cà gai leo, diệp hạ châu, ngũ vị tử, nhân trần,... Thuốc hỗ trợ dưỡng huyết tiếp đến tế bào gan, bổ gan, làm mát gan, nâng cao hoạt động thải độc và cân bằng các chuyển hóa trong cơ thể.

- Bài thuốc hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch: thành phần chính là các thảo dược thuyền thoái, ngưu bàng tử, nhân sâm, tang diệp, sinh địa,... Thuốc giúp bổ khí bổ huyết, hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động đúng cách, ngăn ngừa các rối loạn dẫn đến phản ứng quá mẫn, dị ứng.

Liệu trình hỗ trợ điều trị mề đay của Nhất Nam Y Viện sẽ chú trọng vào bồi bổ, phục hồi và làm trẻ hóa bộ máy thải độc. Nhờ đó, quá trình chuyển hóa chất độc diễn ra trơn tru, liên tục và hạn chế tối đa tình trạng ứ tích độc tố.

Quan trọng nhất, thuốc giúp người bệnh cải thiện cơ địa yếu kém, nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Ngoài ý nghĩa hỗ trợ xử lý và phòng ngừa mề đay, một hệ miễn dịch khỏe mạnh và sự cân bằng trong chuyển hóa chất còn giúp người bệnh đạt được nhiều lợi ích, đặc biệt là về mặt phòng chống các bệnh lý liên quan mật thiết với mề đay (gan mật, tuyến tụy, tiểu đường,...).

Bài thuốc nổi mề đay, mẩn ngứa bằng y học cổ truyền - Ảnh 3.

Mề đay là bệnh lý xuất hiện ở đa dạng đối tượng nên cần áp dụng nguyên tắc điều trị linh hoạt. Nhất Nam Y Viện luôn đề cao cá nhân hóa trị liệu, dựa trên tình trạng sức khỏe riêng biệt của người bệnh để gia giảm liều lượng và thành phần thuốc. Điều này đảm bảo người bệnh không gặp phải tác dụng phụ, thuốc phát huy tốt trên cơ địa và đem lại hiệu quả tích cực nhất.

Theo suckhoedoisong.vn