Sự việc trên khiến nhiều người bị bệnh tăng huyết áp lo lắng. Vậy khi mắc tăng huyết áp có nên tập thể dục không? Tập luyện như thế nào để tránh nguy hiểm cho sức khỏe?
Nhiều kiến cho rằng tập luyện thể dục thể thao thường xuyên chỉ phù hợp với những người khỏe mạnh, còn người tăng huyết áp không nên tập thể dục thường xuyên. Trên thực tế luyện tập thể dục rất cần trong cuộc sống. Người mắc tăng huyết áp vẫn nên tập thể dục và chơi thể thao mỗi ngày.
Bởi lẽ, những bài tập thể dục sẽ giúp lưu thông máu, đàn hồi và dẻo dai, tim mạch khỏe mạnh. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao cũng giúp ổn định huyết áp, huyết áp lưu thông. Vì vậy, người tăng huyết áp cần tập luyện đều đặn, thường xuyên hơn người bình thường.
Cần chú ý, người mắc bệnh tăng huyết áp nên lựa chọn những bài tập phù hợp với thể trạng của mình. Tùy vào thể chất của mỗi người mà có những phương pháp tập khác nhau. Trước khi luyện tập môn thể thao nào rất cần sự tư vấn của các bác sĩ để tránh làm bệnh chuyển biến xấu.
Người tăng huyết áp nên tập thể dục đều đặn mỗi ngày.
Cách luyện tập đối với người bệnh tăng huyết áp
Người mắc tăng huyết áp nên tập thể dục 30 phút/ngày và tập đều đặn trong tuần. Đối với người tăng huyết áp, quan trọng nhất là phải tập vừa sức, không ít quá, không nhẹ nhàng quá nhưng cũng không gắng sức quá.
Làm thế nào để biết tập luyện đã vừa sức hay chưa? Những môn thể thao nào người tăng huyết áp nên tập? Đây là thắc mắc của nhiều người bệnh. Trên thực tế chúng ta thấy mức độ vừa sức tùy thuộc vào sự nhận định của mỗi người. Nếu trong quá trình tập luyện cơ thể thấy mệt mỏi và chóng mặt thì nên dừng tập ngay. Tuyệt đối không được cố luyện tập.
Người mắc tăng huyết áp nên tập môn thể thao phù hợp trong đó ưu tiên là đi bộ nhẹ nhàng. Ngoài ra người tăng huyết áp cũng có thể tập các môn như: chạy chậm, đạp xe, bơi lội, khiêu vũ, tập thiền, yoga... Vận động cơ thể thường xuyên, đều đặn sẽ giúp khí huyết lưu thông, huyết áp ổn định. Cụ thể.
- Người bệnh tăng huyết áp nên đi bộ
Đây là bài tập nhẹ nhàng, không cầu kỳ, đảm bảo an toàn và được nhiều người, đặc biệt người tăng huyết áp lựa chọn. Đi bộ giúp điều hòa oxy cho tim, thúc đẩy sự bơm máu. Đi bộ còn có tác dụng phòng ngừa và điều trị rất tốt đối với các bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch…
Người bị tăng huyết áp nên đi bộ khoảng 20-30 phút/ngày.
Người tăng huyết áp nên đi bộ ở những địa điểm có nhiều cây xanh, không khí trong lành và vào những thời điểm mát mẽ. Về thời gian, người cao huyết áp nên đi bộ tùy theo sức khỏe của mình. Nếu cảm thấy cơ thể mệt thì thời gian tập luyện cần rút ngắn lại và tăng dần khi cảm thấy sức khỏe tốt hơn. Nên duy trì đều đặn để có được sức khỏe tốt.
- Người bệnh tăng huyết áp nên chạy chậm
Giống như đi bộ nhưng chạy chậm có cường độ vận động nhanh hơn. Chạy bộ rất tốt cho người tăng huyết áp. Điều này giúp lưu thông máu và cung cấp một lượng lớn oxy vào cơ thể. Khi mới bắt đầu tập luyện nên đi bộ nhẹ nhàng khởi động sau đó tăng tốc và khi dừng nghỉ cũng nên giảm tốc độ rồi đi bộ sau đó dừng hẳn.
Với người tăng huyết áp không nên tăng tốc độ vận động quá cao trong thời gian ngắn. Nên tập luyện từ từ và khi sức khỏe tốt thì nên chạy bộ với thời gian dài hơn.
Chạy bộ với tốc độ tăng dần tốt cho người tăng huyết áp.
Nếu trong quá trình tập luyện cơ thể thấy mệt mỏi và chóng mặt thì nên dừng tập. Thời gian chạy bộ thường là vào buổi sáng là tốt nhất.
- Người bệnh tăng huyết áp nên đạp xe đạp
Đạp xe là một phương pháp có nhiều ưu điểm như đi bộ. Tuy nhiên sẽ tốn nhiều thời gian hơn để có thể thiêu tốn một lượng năng lượng so với đi bộ.
- Người bệnh tăng huyết áp nên bơi lội
Đây cũng là môn thể thao phù hợp với người tăng huyết áp. Trước khi bắt đầu nên khởi động thật kĩ, bơi từ từ trước rồi mới tăng tốc. Không nên bơi khi trời lạnh.
- Người bệnh tăng huyết áp nên tập yoga, dưỡng sinh
Yoga và dưỡng sinh vốn từ lâu đã nổi tiếng là những môn thể thao rất tốt cho sức khỏe, hệ tim mạch. Với người tăng huyết áp, nó cũng rất tốt trong việc điều hòa, ổn định huyết áp.
Những chú ý trong quá trình tập thể dục cho người bệnh tăng huyết áp cần nhớ
– Nếu thấy mệt, khó thở, đau ngực thì nên dừng lại, nghỉ ngơi, để hôm sau tập tiếp.
– Người tăng huyết áp không nên tham gia thi đấu thể thao vì khi đó phải chịu sức ép về thời gian, gây hại cho hệ tim mạch.
– Trước khi tập nên khởi động kĩ các khớp từ đầu, cổ, tay, hông, đầu gối, cổ chân.
– Khi tập xong không được ngồi nghỉ ngay. Nên chạy chầm chậm trước rồi chuyển sang đi bộ một đoạn rồi mới nghỉ hẳn.
Trước đó, trên đường chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù (Yên Bái), một người đàn ông quê ở Hải Phòng bất ngờ ngã gục và tử vong sau đó. Cụ thể, ông N.T.T. (61 tuổi, ngụ ở TP Hải Phòng) cùng khoảng 10 người leo núi chinh phục đỉnh núi Tà Chì Nhù. Sau một đêm ngủ lại ở lán trại dọc đường leo núi, sáng nay, ông T. cùng nhóm người này tiếp tục hành trình chinh phục "nóc nhà" Yên Bái.
Khi lên đến gần đỉnh núi, trong lúc dừng lại để quay phim chụp ảnh thì ông T. bất ngờ ngã gục và ngất lịm. Dù đã được người dân và những người đi cùng sơ cứu nhưng sau đó người đàn ông này đã không qua khỏi.
Ông T. và những người đi cùng đi leo núi dạng tự do, họ chỉ thuê người mang đồ hoặc người dẫn đoàn. Theo những người đi cùng cho biết, người đàn ông này có tiền sử huyết áp cao, có thể khi leo lên cao nạn nhân mệt, lại gặp gió nên dẫn tới sự việc đáng tiếc trên.
Tà Chì Nhù hay còn được gọi là Pú Luông (ngọn núi nằm trong khối núi Pú Luông thuộc dãy Hoàng Liên Sơn) thuộc bản Xà Hồ, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Với độ cao 2.979m, Tà Chì Nhù được xếp thứ 7 trong top 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam và được ví là "nóc nhà" của Yên Bái.
|
Theo suckhoedoisong.vn