|
|
Trà từ vỏ lựu giúp giảm ho. Ảnh: Theo Healthshots. |
Vì sao trà từ vỏ lựu giúp giảm ho hiệu quả
Theo một nghiên cứu một được công bố trên tạp chí Food Chemistry Advances, trà làm từ vỏ quả lựu có chứa các hợp chất hoạt tính sinh học như tannin, flavonoid và polyphenol, có đặc tính chống viêm, kháng vi-rút và kháng khuẩn. Các đặc tính này giúp làm dịu cổ họng, giảm viêm và chống lại các bệnh nhiễm trùng gây ho.
Ngoài ra, các chất chống oxy hóa trong vỏ lựu giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ phục hồi nhanh hơn với người bị nhiễm trùng đường hô hấp.
Cách làm trà vỏ lựu
Nguyên liệu:
- 20gram vỏ lựu khô (hoặc vỏ tươi của một quả lựu)
- 250ml nước
- Mật ong hoặc chanh để tạo hương vị (tùy chọn theo khẩu vị)
Cách làm:
- Nếu sử dụng vỏ lựu tươi, hãy rửa sạch và cắt vỏ lựu thành từng miếng nhỏ. Trong trường hợp sử dụng vỏ lựu khô, bạn có thể nghiền vỏ (không quá nát) để ngâm nhanh hơn.
- Đun sôi toàn bộ nước trong nồi.
- Cho vỏ lựu tươi hoặc khô vào nước sôi. Giảm lửa xuống mức thấp và để vỏ lựu sôi liu riu trong 5 - 10 phút.
- Sau khi đun nhỏ lửa, lọc trà bằng rây lưới mịn để loại bỏ vỏ.
- Bạn có thể thêm mật ong hoặc nước cốt chanh để tăng thêm hương vị và công dụng.
- Uống trà khi còn ấm.
Ai nên tránh uống trà vỏ lựu?
- Những người bị dị ứng với lựu nên tránh uống trà này vì nó có thể gây ra phản ứng dị ứng.
- Vì chưa có đủ bằng chứng về tính an toàn của trà vỏ lựu trong thời kỳ mang thai và cho con bú nên tốt nhất bạn nên tránh dùng hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Vỏ lựu có thể tương tác với các loại thuốc như thuốc làm loãng máu hoặc thuốc huyết áp, vì vậy những người đang dùng các loại thuốc này nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống trà.
- Vỏ lựu có thể giúp hạ huyết áp nên những người bị huyết áp thấp nên thận trọng vì nó có thể gây chóng mặt hoặc choáng váng.
Theo laodong