Dưới đây là một số tác nhân phổ biến gây trầm cảm và những lời khuyên để giảm nguy cơ kích hoạt trầm cảm.

Trầm cảm do mất việc làm

Những người mới mất việc làm có thể rời xa tất cả mối quan hệ với mọi người. Phần lớn cho biết họ rơi vào trạng thái căng thẳng, trầm cảm, tách biệt với xã hội.

Lời khuyên:

Bạn nên cố gắng kiểm soát tình hình. Có thể có rất nhiều cơ hội việc làm dành cho bạn mà bạn chưa nghĩ tới. Hãy thử tìm cơ hội việc làm bên ngoài lĩnh vực của mình.

Điều quan trọng là bạn phải chủ động tìm kiếm sự hết nối. Đừng ngại tiếp cận với bạn bè và dựa vào các mối quan hệ xã hội của bạn. Có thể tham gia những hội nhóm để có cơ hội găp gỡ, giao lưu, đăng ký những khóa học mới...

photo-1627876970670

                                             Sự cô lập các mối quan hệ xã hội rất dễ gây trầm cảm.

Trầm cảm sau ly hôn

Kết thúc một cuộc hôn nhân là một sự kiện căng thẳng trong cuộc sống. Sau ly hôn, nhiều người thường rơi vào trạng thái trầm cảm cho dù bạn là người chủ động ly hôn hay không. Nếu không được xử lý một cách thích hợp, trầm cảm có thể kéo dài và ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn trong giai đoạn tiếp theo.

photo-1627876972797

                                               Sau ly hôn, những sang chấn tâm lý có thể dẫn đến trầm cảm.

Lời khuyên:

Điều quan trọng là phải lập kế hoạch cho tương lai của bạn và cảm thấy hy vọng về nó. Bạn nên nhìn vào những điều khiến bạn hài lòng nhất trong cuộc sống. Không nên để bạn bị cô lập trong giai đoạn này. Tâm sự với gia đình hoặc những người bạn tin cậy giúp bạn giải tỏa tâm lý và có hướng giải quyết vấn đề.

Điều cần thiết là bạn luôn có những người xung quanh hỗ trợ. Đó có thể là gia đình hay bạn bè, cũng như các buổi trị liệu với chuyên gia tâm lý nếu cần thiết. Nên chọn những người có khả năng thấu hiểu và đồng cảm để chia sẻ cảm xúc.

Đau buồn khi mất người thân dễ gây trầm cảm

Cảm giác đau buồn khi mất đi người thân hầu như ai cũng trải qua. Những cảm xúc thường gặp là buồn bã, mất mát hay tiếc nuối. Sau một thời gian thì những cảm xúc trở nên nhạt dần và biến mất. Tuy nhiên, với một số người, nỗi đau buồn kéo dài khiến bạn khó có thể quay trở lại cuộc sống bình thường như trước. Khi bạn cảm thấy hoàn toàn bị động trước những cảm xúc có nghĩa bạn sắp rơi vào chứng trầm cảm.

Lời khuyên:

Chú ý tới việc chăm sóc sức khỏe thể chất của bạn bằng cách thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh. Ngủ đủ giấc để duy trì năng lượng và giảm mức độ căng thẳng gây trầm cảm. Luôn có khuynh hướng suy nghĩ tích cực.

Hãy dành thời gian nghỉ ngơi và cùng những người thân nói về người đã mất với những kỷ niệm vui vẻ. Nếu bạn không thể tập trung vào công việc của mình hoặc không thể rời khỏi giường, hoặc bạn đã bị trầm cảm trong một vài tháng, đã đến lúc tìm kiếm sự trợ giúp của chuyên gia.

Cảm giác hụt hẫng khi con cái trưởng thành

Khi con cái trưởng thành và tách khỏi cuộc sống của bạn, bạn sẽ có cảm giác hụt hẫng và cô đơn. Đó là một sự thay đổi lớn dễ dẫn đến trầm cảm.

Lời khuyên:

Sau nhiều năm chăm sóc cho con cái, đây là khoảng thời gian bạn tập trung cho bản thân. Hãy dành thời gian tự chăm sóc mình và thực hiện những ước mơ thời trẻ. Bạn có thể làm tình nguyện viên các hoạt động vì cộng đồng hoặc tham gia một khóa học mới.

Điều này có thể giúp lấp đầy khoảng thời gian và không gian mới bằng một thứ gì đó mang lại niềm vui cho bạn. Chúng giúp bạn có cảm giác rằng mình có ích hơn chỉ là “một bà mẹ”.

Nghỉ hưu có thể gây trầm cảm

Thói quen hàng ngày của bạn thay đổi rất nhiều khi bạn nghỉ hưu. Đây có thể là một cú sốc đối với những người dành nhiều tâm huyết cho công việc. Một số người có cảm giác mình trở nên vô dụng, cô đơn, hụt hẫng,... Điều đó có thể làm tăng nguy cơ gây trầm cảm.

photo-1627876973438

                                              Tập thể dục có thể giúp giảm nguy cơ trầm cảm.

Lời khuyên:

Tìm hiểu những nguyên nhân gây trầm cảm và học cách quản lý những nguy cơ đó. Khi bạn đang quen với guồng quay của công việc, khi về hưu bạn hãy lên kế hoạch khiến mình luôn "bận rộn". Đó cỏ thể là làm việc nhà, lên kế hoạch gặp gỡ bạn bè, đi du lịch với người thân, tập một môn thể dục mới, tham gia các câu lạc bộ phù hợp, tham gia công tác xã hội,... sẽ khiến cho cuộc sống của bạn luôn vận động.

Thay đổi nội tiết tố cũng gây trầm cảm

Một số thay đổi nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn. Đối với phụ nữ, bao gồm trước khi bắt đầu kinh nguyệt và trong hoặc sau khi mãn kinh.

Lời khuyên:

Tăng cường các hoạt động thể chất giúp thúc đẩy hệ miễn dịch cả thể chất lẫn tinh thần. Tập thể dục giúp cơ thể sản xuất endorphin - một "hormone hạnh phúc" giúp bạn luôn vui vẻ. Khi cơ thể mệt mỏi và bạn không muốn vận động nhiều, có thể lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng như yoga, hít thở sâu, thiền, đi dạo hoặc bơi lội.

Nếu cảm thấy cần thiết bổ sung nội tiết tố cần có sự tư vấn đầy đủ của bác sĩ chuyên khoa.

Sử dụng chất kích thích

Những người bị trầm cảm có nhiều khả năng sử dụng ma túy và rượu. Mặt khác, rối loạn sử dụng chất kích thích (SUD) có thể làm trầm trọng thêm tâm trạng và các triệu chứng khác của bạn. Đây được gọi "mối quan hệ vòng tròn". Trong thực tế, hành vi gây nghiện thực sự làm trầm cảm tồi tệ hơn.

Lời khuyên:

Nên tìm kiếm sự trợ giúp của chuyên gia nếu bạn không thể kiểm soát việc sử dụng ma túy hoặc rượu của mình. Một nhân viên tư vấn về ma túy được chứng nhận (CADC) sẽ giúp bạn kiểm soát chứng trầm cảm và việc sử dụng chất kích thích.

Tìm cách lành mạnh để đối phó với trầm cảm. Nếu bạn cảm thấy không hứng thú với các hoạt động, hãy dành thời gian nghỉ ngơi một vài ngày sau đó quay trở lại với các mối quan hệ trong cuộc sống. Tham gia vào các hoạt động thể dục hoặc dành thời gian với các thành viên thân thiết trong gia đình. Nói chuyện với một cố vấn tâm lý về cảm xúc của bạn, và bạn có thể tìm hiểu các kỹ thuật đã được chứng minh để vượt qua trầm cảm từng ngày.

Theo suckhoedoisong.vn