Cha mẹ không hạnh phúc ảnh hưởng xấu như thế nào tới con?
Cập nhật lúc 21:38, Chủ nhật, 01/12/2019 (GMT+7)
Khi mối quan hệ cha mẹ không tốt đẹp, là người ở giữa, trẻ chịu tổn thương và ảnh hưởng xấu đến tâm lý, tính cách.
1. Luôn cảm thấy mệt mỏi: "Nói với cha mẹ không muốn nói chuyện với ông ta". Những câu nói kiểu vậy kèm thái độ tiêu cực với bạn đời khiến trẻ hiểu gia đình đang gặp vấn đề. Nghiên cứu của Viện Phát triển Con người và Sức khỏe Trẻ em Mỹ khẳng định việc bố mẹ rạn nứt tình cảm ảnh hưởng xấu đến con. Vì thế, nếu quan hệ hai bên không tốt, phụ huynh cũng cần học cách kiềm chế cảm xúc, tránh tranh cãi trước mặt con, đặc biệt, không biến con thành người truyền lời. Ảnh: Brightside.
2. Quen với việc làm nạn nhân: Việc người lớn bạo hành tâm lý hay thể xác đối phương cũng gián tiếp bạo hành con. Trẻ lớn lên trong hoàn cảnh bố mẹ không hạnh phúc phải trải qua tuổi thơ tồi tệ, là nạn nhân của cha mẹ và quen với việc trở thành nạn nhân dù đã lớn lên. Do đó, để con phát triển bình thường, phụ huynh nên suy nghĩ kỹ trước khi nói, hành động, làm tổn thương bạn đời hoặc ca thán, chỉ trích nhau trước mặt con. Ảnh: 20th Century Fox.3. Cảm thấy có lỗi: Khi cha mẹ bất hòa hay tính chuyện ly hôn, trẻ không còn cảm nhận được họ là một gia đình. Chúng thường cảm thấy có lỗi trước các cuộc cãi vã của người lớn và thấy mình phải giải quyết mọi việc. Trẻ có thể cố gắng hàn gắn cha mẹ theo cách riêng, thậm chí phản ứng tiêu cực. Dù lý do cãi vã, ly hôn là gì, phụ huynh cũng cần dành thời gian để nói với con đó không phải lỗi của chúng. Nó giúp giảm gánh nặng và tránh ảnh hưởng xấu đến tâm lý trẻ. Ảnh: Depositphotos.4. Tự trách mình: Khi cha mẹ cảm thấy có lỗi vì không thể cho con gia đình hạnh phúc, cảm xúc này tác động xấu đến con. Họ có thể mua nhiều đồ chơi, cố thỏa mãn mọi nhu cầu của trẻ với tâm lý đền bù. Ngược lại, một số người chìm đắm trong nỗi đau mà bỏ mặc con cái. Dù phản ứng thế nào, đứa trẻ cũng có hại. Để không ảnh hưởng tiêu cực đến con, cha mẹ nên ngừng tự trách mình, dành thời gian cho con nhưng không chiều chuộng thái quá. Ảnh: Wüste Film.
5. Tin rằng cảm xúc của mình không quan trọng: Những cảm xúc tiêu cực cũng rất quan trọng. Cha mẹ không nên bỏ qua chúng. Khi con bỗng cư xử thô lỗ hoặc quá nhạy cảm, phụ huynh cần lưu tâm. Hành vi này có thể xảy ra vì cha mẹ bất hòa. Lúc đó, họ nên khuyến khích con thể hiện cảm xúc qua trò chơi, vẽ tranh, câu chuyện. Ví dụ, cha mẹ có thể yêu cầu trẻ vẽ tranh gia đình, chú ý từng chi tiết nhỏ để phát hiện vấn đề con gặp phải. Ảnh: Shutterstock.
6. Trầm cảm: cha mẹ bất hòa có thể lơ là con cái. Cảm xúc tiêu cực của họ cũng ảnh hưởng xấu, khiến trẻ gặp các vấn đề tâm lý như trầm cảm khi trưởng thành. Nếu không thể cho con gia đình hạnh phúc, phụ huynh cần tự lập quy tắc, tránh xung đột trước mặt con. Trẻ em không nên chứng kiến cảnh cha mẹ cãi vã vì một vấn đề ở mọi lúc mọi nơi mà không tìm ra hướng giải quyết. Ảnh: East News.
7. Bị ép phải chọn một người: Trẻ không thể xử lý mối quan hệ xấu giữa cha mẹ. Trong khi đó, nhiều người lại ép con phải chọn bằng cách thể hiện thái độ khi con ở cạnh người khác, nói xấu, chỉ trích đối phương, lôi kéo cách thành viên trong gia đình khuyên trẻ đưa ra lựa chọn. Vì thế, trẻ thường chọn đứng về một phía. Điều này trái tự nhiên và sẽ để lại vết sẹo trong tâm trí chúng nên phụ huynh cần tránh bắt trẻ chọn. Trong trường hợp ly hôn, người lớn nên nói chuyện để con hiểu họ luôn yêu con và là một phần của đời con dù không sống cùng nhau. Ảnh: Brightside.
8. Cảm thấy lo lắng và gặp nguy hiểm: Trẻ em thường nhạy cảm. Dù không hiểu gốc rễ vấn đề, chúng vẫn nhận ra điều gì đó không ổn. Mỗi đứa trẻ có phản ứng khác nhau nhưng điểm chung là chúng cảm thấy lo lắng và cảm giác mình đang gặp nguy hiểm. Nỗi sợ của trẻ thường lớn hơn thực tế. Vì thế, để bất hòa trong quan hệ vợ chồng không khiến con bất an, phụ huynh nên giải thích lý do họ cãi vã, cho con cảm giác an toàn. Ảnh: Universal Pictures.
Theo news.zing