|
|
Hãy nên cân nhắc thăm khám bác sĩ trước khi sử dụng thực phẩm bổ sung để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe. Ảnh đồ họa: Trang Thùy. |
Hãy trao đổi với bác sĩ
Dù ở độ tuổi hay giới tính nào thì trước khi dùng thực phẩm bổ sung hoặc vitamin dạng viên, bạn cũng nên trao đổi với bác sĩ. Theo đó, bác sĩ sẽ cho bạn thực hiện một số xét nghiệm để xác định đang thiếu chất gì, dùng thực phẩm bổ sung nào và bao nhiêu.
Thực tế, thông thường bác sĩ dinh dưỡng sẽ ưu tiên cho bạn tăng cường tiêu thụ những thực phẩm từ thiên nhiên, chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học, kế đến mới là liều lượng thực phẩm bổ sung cần sử dụng để cải thiện sức khỏe. Sẽ rất nguy hiểm nếu bạn tự ý dùng thực phẩm bổ sung không theo chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý cho từng đối tượng
Trẻ em: Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo, phụ huynh nên bắt đầu bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh trong khi ở vài ngày tuổi. Nếu lượng tiêu thụ mỗi ngày từ sữa mẹ hoặc sữa công thức ít hơn lượng khuyến nghị, khi đó chúng ta sẽ cần bổ sung nguồn vitamin từ bên ngoài cho trẻ.
Đối với trẻ khoảng 4 tháng tuổi, cần thêm nguồn sắt cho đến khi trẻ bắt đầu ăn dặm. Khuyến khích mẹ nên cho bé ăn các loại thực phẩm giàu sắt, chẳng hạn như thịt đỏ, sữa chua, các loại rau chứa sắt,...
Phụ nữ mang thai: Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ cũng có nguy cơ thiếu hụt các chất dinh dưỡng như sắt, canxi, choline và iốt,.... Tùy thuộc vào từng trường hợp, phụ nữ mang thai có thể cần bổ sung thêm các loại này.
Người lớn tuổi: Đối với người lớn tuổi, cần bổ sung các nguồn vitamin B12 có trong thịt bò, thịt gà, cá, động vật có thân vỏ, sữa và các sản phẩm từ sữa khác. Vitamin B12 cũng có trong ngũ cốc ăn sáng. Nếu cơ thể vẫn còn thiếu hụt, chúng ta hãy cân nhắc bổ sung viên uống vitamin và thực phẩm bổ sung khác.
Theo laodong