Mẹ bỉm áp lực vì con hay ốm

Chị Nguyễn Ngọc Hà (28 tuổi, Hà Nội) có dấu hiệu trầm cảm sau khi sinh con trai. Con chị ốm liên miên, đến nay đã gần 2 tuổi nhưng tình trạng cũng không khá hơn. Đang làm văn phòng, chị Hà đã quyết định nghỉ làm hẳn ở nhà chăm con, chờ con lớn hơn, sức khỏe ổn định hơn mới đi làm trở lại.

leftcenterrightdel
 Trẻ nhận được kháng thể từ sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời - Ảnh: SSM cung cấp

Con trai liên tục ốm, vài tháng lại phải đi viện, chị vất vả chăm sóc ngày đêm, không còn thời gian cho bất cứ mối quan tâm nào khác. Chị Hà còn tự trách mình không biết nuôi con nên mới để tình trạng này diễn ra thường xuyên. Áp lực từ việc chăm con cộng thêm sự chê trách từ chính người thân trong gia đình khiến chị Hà càng thêm căng thẳng, mệt mỏi và bắt đầu có dấu hiệu trầm cảm nhẹ.

Người mẹ trẻ này cũng giống như nhiều phụ huynh khác đang gặp bối rối do con hay ốm vặt, khó nuôi mà không biết nguyên nhân do đâu.

Các nguyên nhân khiến trẻ hay ốm vặt

Khi mới sinh, hệ miễn dịch của trẻ được hình thành sẵn chủ yếu từ các kháng thể truyền qua nhau thai ở những tháng cuối thai kỳ và một lượng đáng kể kháng thể cùng chất dinh dưỡng từ sữa mẹ. Kháng thể này tạo thành hệ miễn dịch “thụ động” để bảo vệ bé khỏe mạnh trong giai đoạn sơ sinh.

Sau 6 tháng, miễn dịch tự thân của trẻ vẫn còn rất non yếu, cần thời gian để tiếp tục phát triển, hoàn thiện. Phải đến năm 3-4 tuổi, cơ thể trẻ mới sản sinh đủ lượng kháng thể để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh lý nhiễm trùng. Do đó, trong khoảng thời gian chuyển tiếp này cơ thể trẻ xảy ra tình trạng thiếu hụt kháng thể, dẫn đến nguy cơ dễ bị vi khuẩn, vi rút tấn công gây ra các bệnh về hô hấp hay tiêu hóa. Giai đoạn này kéo dài từ khoảng 6 tháng tuổi tới khi trẻ 3 hoặc 4 tuổi và được các chuyên gia gọi là giai đoạn thiếu hụt miễn dịch hay khoảng trống miễn dịch.

Theo các chuyên gia tại Đại học Utah (Mỹ), trẻ sơ sinh, trẻ mới tập đi và đi học thường bị cảm lạnh 6-8 lần mỗi năm và khoảng 4 lần với trẻ ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Tần suất xảy ra tình trạng ốm phụ thuộc phần lớn vào mức độ tiếp xúc của trẻ với mầm bệnh.

Giải pháp lấp đầy thiếu hụt miễn dịch ở trẻ

Theo khuyến cáo của WHO, đầu tiên và quan trọng nhất là trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và duy trì ăn dặm kèm bú mẹ trong 24 tháng tiếp theo. Nồng độ globulin cao trong sữa mẹ giúp hình thành hàng rào kháng thể bảo vệ cơ thể trẻ, chống lại độc tố và nhiễm trùng.

leftcenterrightdel
 Ảnh: SSM cung cấp

Thứ hai, trẻ cần được tiêm vắc xin đầy đủ. Vắc xin là phương pháp đặc hiệu giúp cơ thể trẻ sản sinh ra kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh. Trẻ cần được tiêm đầy đủ các loại vắc xin với đủ các mũi nhắc lại theo đúng lịch, đảm bảo chất lượng và đúng quy trình tiêm.

Bên cạnh đó, phụ huynh cần chú trọng xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng cho bé, bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất gồm tinh bột, vitamin, khoáng chất và chất béo. Đồng thời tạo tâm lý thoải mái, vui thích cho trẻ khi ăn sẽ kích thích các tuyến tiêu hóa hoạt động, tăng bài tiết men tiêu hóa giúp trẻ ăn ngon miệng, dễ hấp thu chất dinh dưỡng. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp trẻ có thêm sức đề kháng, tăng cân đều đặn theo biểu đồ tăng trưởng.

Mặt khác, nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, chủ động bổ sung dinh dưỡng miễn dịch có hàm lượng kháng thể Immunoglobulin cao có thể giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh, giảm nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu hóa từ vi rút, vi khuẩn. Thực phẩm tự nhiên chứa yếu tố miễn dịch - kháng thể Immunoglobulin là sữa non. Theo báo cáo của Pakkanen & Aalto (1997), đặc biệt sữa non tiết ra trong 24 giờ sau sinh có chứa hàm lượng Globulin miễn dịch cao nhất và có thể cao hơn 100 lần so với sữa trưởng thành. Kháng thể IgG với chức năng kiểm soát nhiễm trùng các mô cơ thể, có hiệu lực chống lại vi khuẩn, vi rút mạnh mẽ, giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm bệnh. Việc bổ sung kháng thể IgG từ sữa non là một biện pháp tự nhiên, thân thiện, và hiệu quả để củng cố miễn dịch, đặc biệt trong giai đoạn thiếu hụt miễn dịch.

Cuối cùng, để giảm nguy cơ ốm vặt ở trẻ, cha mẹ cần giữ gìn vệ sinh không gian sống, lau dọn nhà cửa thường xuyên, tẩy trùng những đồ dùng cá nhân của trẻ. Khi trẻ bị bệnh, cần cho trẻ đến khám tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe uy tín, dùng thuốc bác sĩ kê đơn. Không tự ý sử dụng các sản phẩm thuốc không rõ nguồn gốc, liều lượng.

Theo phụ nữ TPHCM