Tầm quan trọng của vitamin B12

Vitamin B12 cần thiết cho các nhiệm vụ khác nhau trong cơ thể như giúp tạo ra các tế bào hồng cầu, bảo vệ và chăm sóc các chức năng của hệ thần kinh. Sự thiếu hụt vitamin B12 ảnh hưởng đến khoảng 6% những người dưới 60 tuổi, và con số này sẽ tăng lên theo tuổi tác.

Khi thiếu hụt vitamin B12 sẽ gây ra sự tổn thương không thể phục hồi cho hệ thần kinh. Do đó, điều quan trọng là nhanh chóng phát hiện các dấu hiệu cảnh báo từ cơ thể.

 
dau hieu canh bao co the thieu hut vitamin b12 nghiem trong hinh anh 1

Tác động đến tim

Sự thiếu hụt vitamin B12 có thể biểu hiện với nhịp tim nhanh, đồng thời có thể dẫn đến cơ thể bị thiếu các tế bào hồng cầu. Điều này tạo ra sự thiếu oxy trong cơ thể, vì thế phải cần nhiều máu đi khắp cơ thể để bù đắp, làm tăng tốc độ nhịp đập.

Ngoài ra, thiếu vitamin B12 có thể gây các chứng về tim và phổi. Khi lượng máu thiếu nghiêm trọng có thể dẫn đến nhịp tim nhanh bất thường, từ đó dẫn tới suy tim.

Các triệu chứng khác cần phát hiện

Ngoài những thay đổi về nhịp tim, sự thiếu hụt vitamin này có thể tạo ra màu vàng nhạt trên da, đau và lưỡi đỏ, loét miệng, rối loạn cảm giác, rối loạn thị lực, cáu kỉnh, trầm cảm và suy giảm trí nhớ, khả năng hiểu biết, khả năng phán đoán…

Nguồn cung cấp vitamin B12

Vitamin B12 chủ yếu được tìm thấy trong thịt và các sản phẩm từ sữa. Nguồn vitamin B12 từ thịt bao gồm: gan và thận động vật, chẳng hạn như gan cừu giàu đồng, vitamin A và B2. Các loại cá như cá mòi và cá hồi là nguồn cung cấp axit béo omega-3 và vitamin B12 tuyệt vời. Các nguồn thực phẩm khác bao gồm trứng, sữa và pho mát.

Cần bao nhiêu vitamin B12 là đủ?

dau hieu canh bao co the thieu hut vitamin b12 nghiem trong hinh anh 2

Liều lượng vitamin B12 lý tưởng phụ thuộc vào các yếu tố như giới tính và tuổi tác. Người từ 19 đến 64 tuổi cần khoảng 1,5 microgam vitamin B12 mỗi ngày. Trong một nghiên cứu kéo dài 8 tuần ở 100 người lớn tuổi (trên 50 tuổi), các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc bổ sung 500 mcg vitamin B12 giúp bình thường hóa mức B12 ở 90% người tham gia.

Nguyên nhân nào gây ra sự thiếu hụt B12 ngoài chế độ ăn uống?

Đôi khi, mặc dù đã bổ sung đủ vitamin B12 trong chế độ ăn uống, bạn vẫn có thể bị thiếu hụt do cơ thể không thể hấp thụ được. Việc hấp thụ có thể đặc biệt khó khăn đối với những người mắc các bệnh tiêu hóa mãn tính như hội chứng ruột kích thích (IBS), bệnh celiac hoặc thiếu axit trong dạ dày.

Nồng độ axit trong dạ dày cao là điều kiện cần thiết để hấp thụ B12. Sử dụng giấm táo hoặc các chất bổ sung tự nhiên như Betaine có thể giúp tăng cường hoạt động axit hóa dạ dày của bạn./.

Theo VOV