leftcenterrightdel
(Ảnh minh họa. Nguồn: Getty images) 

Đau nhức xương ống chân có thể là triệu chứng bình thường khi chúng ta chấn thương hoặc bị tác động mạnh do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn thể thao,…

Tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm nhiều bệnh lý nguy hiểm như loãng xương, thoát vị đĩa đệm ở lưng dưới và viêm khớp đầu gối. Những bệnh này đều cần thăm khám và điều trị kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Hầu hết các bệnh về xương khớp thường không đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Nhưng nó lại ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, sức khỏe và công việc, nếu không được điều trị hiệu quả nhiều người có thể bị liệt và tàn phế suốt đời.

1. Nguyên nhân đau nhức xương ống chân

Xương ống chân còn được gọi là xương ống đồng, xương ống khuyển. Người bị đau xương ống chân thường cảm thấy đau nhức trong xương gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Tình trạng này xảy ra do một số nguyên nhân chính sau.

Thanh thiếu niên trong độ tuổi phát triển cũng thường gặp phải những cơn đau nhức chân. Đây được coi là dấu hiệu bình thường do xương và sụn phát triển nhanh trong khi cơ bắp chưa phát triển theo kịp tốc độ.

Do vận động quá mức hoặc do không khởi động kỹ trước khi vận động, khiến cơ xương đau mỏi, đặc biệt là xương ống chân.

Những người mang vác vật nặng, làm việc quá sức, đứng lâu, đi lại nhiều khiến cơ xương khớp bị quá tải và dẫn đến nhức mỏi.

Người mắc một số bệnh lý như viêm cơ, viêm xương, ung thư xương ống chân, suy giãn tĩnh mạch chân … nên xuất hiện triệu chứng đau nhức trong ống chân, nhất là khi bệnh nhân vận động.

Một số chấn thương từ bên ngoài hay các lực tác động mạnh có khả năng gây tổn thương xương khớp kéo theo những cơn đau nhức.

Tình trạng thiếu vitamin D và canxi ở phụ nữ mang thai và sau sinh cũng có thể gây đau nhức trong xương ống chân.

leftcenterrightdel
(Ảnh: Getty images) 

2. Triệu chứng của bệnh đau nhức xương ống chân

Ở mỗi người, triệu chứng đau nhức xương ống chân có thể khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ thương tổn, tuy nhiên nó sẽ có các dấu hiệu điển hình sau.

Vùng xương ống chân có cảm giác khó chịu và nhức nhối, nhất là khi đi lại. Kèm theo cảm giác đau là tình trạng nóng rát, sưng đỏ hoặc bầm tím ở khu vực này.

Xương ống chân không còn linh hoạt mà trở nên “cứng” do tình trạng cứng khớp. Bạn sẽ rất khó khăn trong việc vận động hay di chuyển theo ý muốn của mình.

Cơn đau có thể xảy ra ở một hoặc cả hai chân, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày, có thể kèm theo triệu chứng sốt nếu nguyên nhân do nhiễm khuẩn.

3. Phương pháp điều trị

Xác định được nguyên nhân và mức độ đau xương ống chân sẽ giúp bác sĩ có được phương án điều trị thích hợp.

Nếu tình trạng đau nhức do làm việc hay vận động quá sức, bạn sẽ nên nghỉ ngơi hợp lý để làm giảm áp lực lên vùng xương ống chân, giúp xương được phục hồi một cách tự nhiên.

Nếu đau kèm theo sưng tấy, bầm tím, bạn có thể thực hiện chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm đau, giảm sưng tấy.

Nếu bị đau nhiều và có dấu hiệu viêm, bạn sẽ được bác sỹ chỉ định dùng thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm. Bạn cần dùng thuốc theo liều lượng khuyến cáo để vừa hiệu quả, vừa tránh tác dụng phụ.

leftcenterrightdel
 (Ảnh minh họa. Nguồn: Getty images)

Tập vật lý trị liệu cũng là phương pháp điều trị hiệu quả, không chỉ giúp giảm đau mà còn gia tăng sự linh hoạt cho xương ống chân. Những bài tập này sẽ được kỹ thuật viên hướng dẫn trước, sau đó bạn có thể tự thực hiện tại nhà.

Dùng thuốc kháng viêm và kháng sinh trong trường hợp đau nhức xương ống chân do do viêm màng xương hoặc hội chứng đau khoang có kèm theo nhiễm trùng. Thuốc cần dùng đủ liệu trình để cơ thể không bị kháng thuốc.

Phẫu thuật nếu như xương ống chân bị đau nghiêm trọng, mô cơ và dây chằng bị tổn thương (viêm) nặng.

4. Làm gì để phòng ngừa đau nhức xương ống chân?

Để xương ống chân không bị đau nhức, trong sinh hoạt hàng ngày bạn cần lưu ý một số điều sau.

Ban nên sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý để cơ bắp chân và xương ống chân được thư giãn, tránh làm việc quá sức hay mang vác vật nặng để hạn chế chế các cơn đau.

Nên tập thể dục thường xuyên. Cần khởi động kỹ trước khi tập luyện hay chơi thể thao để tránh căng cơ, giãn cơ, trật khớp, bong gân… Lựa chọn những môn thể thao vừa sức để tập luyện, nên tập luyện thường xuyên để xương khớp quen vận động.

leftcenterrightdel
(Ảnh: Getty images) 

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin D (có nhiều trong nấm, phomat, cá, trứng…); protein (có nhiều trong trứng, sữa, hải sản, súp lơ, quả chà là, chuối,…) và các khoáng chất như canxi (có nhiều trong hải sản, đâu phụ, ngũ cốc, các loại hạt, sữa và các chế phẩm từ sữa,…); sắt (có nhiều trong rau chân vịt, củ cải đỏ dưa hấu, gà, gan động vật,...); magie (có nhiều trong gạo, lúa mỳ, và yến mạch, hạt hạnh nhân, hạt điều, các loại thảo mộc khô, bột ca cao, chocolate đen,...) để tăng cường sức khỏe xương khớp.

Bạn nên hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích, từ bỏ thuốc lá.

Nếu thấy cơn đau nhức xương ống chân kéo dài và ngày càng nghiêm trọng hơn, bạn nên đi khám tại chuyên khoa xương khớp để được chẩn đoán nguyên nhân chính xác và có biện pháp điều trị hiệu quả./.

Theo vietnamplus