Dùng máy sấy khi tóc ướt
Ảnh minh họa
Bạn muốn làm khô tóc nhanh chóng để đi ra ngoài tuy nhiên việc dùng máy sấy tóc hoặc sẽ tác động làm tóc hư tổn nhanh chóng. Cách tốt nhất là lau sơ tóc với khăn bông để làm giảm bớt lượng nước, sau khi tóc khô hơn bạn hãy hong với quạt hoặc dùng máy sấy tóc với nhiệt độ vừa phải.
Để tóc ẩm khi ngủ
Ảnh minh họa
Cuộc sống hiện đại bận rộn, sau khi kết thúc một ngày dài làm việc mệt nhọc, nhiều bạn có thói quen gội đầu vào buổi đêm và để tóc ẩm ướt đi ngủ. Đây là một sai lầm. Ngủ trong tình trạng tóc ẩm sẽ khiến da đầu mất cân bằng PH, tăng các tuyến bã nhờn và tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn và nấm sinh sôi. Kéo dài thói quen này khiến da đầu bị gàu cũng như ngọn tóc trở nên suy yếu, gãy rụng. Trầm trọng hơn, để tóc ẩm khi ngủ dễ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe khác như đau cơ đau đầu cảm lạnh…
Không nên gội đầu hàng ngày
Nhiều người thường truyền tai nhau rằng không nên gội đầu hàng ngày vì việc này sẽ khiến tóc khô xơ, gãy rụng nhiều hơn. Vậy nhưng, thực tế việc gội đầu hàng ngày cũng không hẳn không có lợi.
Ảnh minh họa
Mái tóc và da đầu của chúng ta cũng giống như cơ thể, mỗi người lại cần 1 chế độ chăm sóc khác biệt. Do đó, tùy vào chính bản thân và mái tóc của bạn mới có thể xây dựng 1 chu trình gội đầu, chăm sóc tóc phù hợp. Nếu bạn có làn da đầu nhờn, nhiều gàu, thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, ra nhiều mồ hôi… thì bạn rất nên gội đầu hàng ngày để làm sạch da đầu. Tuy nhiên, bạn lưu ý nên chọn loại dầu gội dịu nhẹ, thiên về khả năng dưỡng ẩm, làm mềm tóc.
Dùng càng nhiều sản phẩm chăm sóc tóc càng tốt
Ảnh minh họa
Bạn có thể thấy trên thị trường có vô vàn sản phẩm chăm sóc tóc, từ dầu gội, dầu xả cơ bản đến các loại dưỡng chuyên sâu như: Kem dưỡng, dầu dưỡng, serum, kem ủ, mặt nạ… Vậy nhưng đừng vội khuân hết tất cả sản phẩm này về và nghĩ dùng càng nhiều sản phẩm chăm sóc tóc càng tốt. Thực tế, việc dùng quá nhiều sản phẩm chăm sóc tóc sẽ khiến tóc bị chồng chất bởi lớp dưỡng chất, trở nên dày, thô và mất đi độ suôn mượt tự nhiên. Ngoài ra, việc dùng quá nhiều sản phẩm cũng có thể khiến tóc bị bí bức, trở nên yếu và gãy rụng nhiều hơn.
Dùng dầu xả sát chân tóc
Ảnh minh họa
Dầu xả được coi là nguồn dinh dưỡng cho tóc phục hồi, giúp tóc mềm mượt. Tuy nhiên khi sử dụng dầu xả sát chân tóc và da đầu dễ khiến tóc bị thừa dinh dưỡng và trở nên dễ rụng hơn. Chưa kể đến việc sử dụng dầu xả sát chân tóc, da đầu sẽ khiến cho da đầu và tóc dễ bị bết dính, nhanh bẩn và sinh ra gàu. Do vậy khi sử dụng dầu xả, hãy làm ướt và loãng dầu xả, sau đó thoa nhẹ lên đuôi tóc và thân tóc. Sau đó để ủ khoảng 15 - 20 phút, tóc bạn sẽ mềm và mượt hơn rất nhiều.
Đổ dầu gội trực tiếp lên tóc
Ảnh minh họa
Thói quen lấy dầu gội rồi đổ trực tiếp lên tóc sẽ cực kỳ gây hại cho tóc và da đầu. Lúc này, các hóa chất trong dầu gội chưa được pha loãng với nước nên có thể là quá mạnh, khiến da dầu bị kích ứng, tóc cũng yếu hơn. Ngoài ra, dầu gội chưa được tạo bọt sẽ khiến tác dụng làm sạch da đầu và tóc bị giảm đi, cùng với đó hiệu quả làm sạch bụi bẩn và bã nhờn bị giảm sút. Việc thoa trực tiếp dầu gội lên tóc cũng làm tăng nguy cơ dầu gội còn sót lại trên tóc và gây hại cho mái tóc về lâu về dài.
Tạo kiểu và sấy khi tóc còn ướt để giữ nếp lâu
Ảnh minh họa
Khi tóc ướt, mái tóc đang rất yếu, lỗ chân lông mở rộng nên tóc dễ gãy rụng hơn. Những thao tác như chải, kéo, tạo kiểu… khi tóc ướt sẽ khiến tóc rụng lả tả, thưa thớt. Do đó, bạn nên tránh tạo kiểu khi còn ướt. Thay vào đó, bạn nên sấy tóc đến khi tóc khô 80%, có độ ẩm nhẹ, rồi mới bắt đầu tạo kiểu.
Cào mạnh da đầu khi gội
90% người dân nước ta đều giữ thói quen này khi gội đầu. Ngay cả ở salon, các nhân viên vẫn thường xuyên cào rất mạnh tay lên da đầu khách. Việc dùng ngón tay cào mạnh da đầu khi gội sẽ khiến da đầu bị tổn thương, dễ nhiễm khuẩn. Nó cũng khiến lớp da đầu bị viêm nấm bị bong tróc nhiều hơn, tạo ra nhiều mảng gàu hơn.
Theo giadinhonline.vn