leftcenterrightdel
 Ảnh minh họa

Trong quá trình nuôi dạy con cái, đặc biệt là đối với những em bé vài tháng tuổi, đôi khi có những hành động rất bình thường nhưng ngụ ý những nhu cầu của trẻ. Một số hành động như mút tay, đạp chân… đều ngầm gửi tới cha mẹ một số tín hiệu.

Một người mẹ giấu tên chia sẻ lên mạng rằng, con gái 5 tháng tuổi của mình gần đây rất thích đạp chân xuống giường, phát ra tiếng động rất mạnh khiến cô bé cười không ngớt.

Ban đầu người mẹ nghĩ rằng hành động này của con gái thật dễ thương, nhưng khi số lần tăng lên, cô lại có chút lo lắng, đặc biệt là khi nhìn thấy gót chân của con mình đỏ ửng, cô cảm thấy xót xa và bất lực. Cô bắt đầu nghi ngờ liệu con mình có vấn đề nào khác không.

Trên thực tế, giao tiếp của trẻ sơ sinh thường thể hiện qua tiếng khóc và một số hành động. Trong đó, đạp chân là một hành vi rất phổ biến, đôi khi điều này là vô thức nhưng nó cũng có thể xuất hiện trong một số trường hợp nhất định.

Em bé đạp chân liên tục ngầm gửi tới cha mẹ tín hiệu gì?

Khi em bé đạp chân với tần suất thường xuyên, đây là một cách thể hiện nhu cầu. Vì vậy, cha mẹ phải quan sát kỹ hành vi của con mình để hiểu ý muốn của con.

1. Bé đói bụng

Nếu đã 2 – 3 tiếng hoặc lâu hơn kể từ lần bú sữa cuối cùng, có thể là bé đang đói bụng. Do không nói được nên bé có thể khóc hoặc dùng chân đạp liên tục để nhắc cha mẹ.

2. Bé buồn ngủ

Em bé đạp chân cũng có thể đang báo hiệu cơ thể mệt, cần nghỉ ngơi. Trẻ sơ sinh vốn tò mò về thế giới, sau khi chơi một lúc lâu, chúng rất dễ mệt và muốn ngủ ngay. Khi không thể chống lại sự mệt mỏi, cảm thấy khó chịu, một số em bé thường thích đạp chân liên tục.

leftcenterrightdel
Ảnh minh họa. 

3. Bé đang vui

Khi bé bú đủ no lại có cha mẹ ở bên nên cảm thấy rất thoải mái. Cùng với sự tương tác của cha mẹ, em bé rất hào hứng và vui vẻ. Ngoài tiếng cười, một số em bé thể hiện niềm hạnh phúc của mình là bằng cách đạp chân, vẩy tay liên tục, cơ thể không ngừng cử động.

4. Bé đang tự chơi

Không có nhiều động tác mà trẻ nhỏ có thể thực hiện một mình. Vì vậy, những gì em bé thường làm là mút tay, đạp chân, quay đầu nhìn xung quanh… Khi bé chán, chúng sẽ tự chơi một mình bằng cách đạp chân.

5. Bé đang tập thể dục

Khả năng vận động của các em bé sơ sinh còn hạn chế, các cử động mạnh đòi hỏi cơ và xương phải vận động liên tục. Đạp là một trong số ít những cách vận động mà em bé có thể dùng toàn bộ sức lực của cơ thể, nó cũng đặt nền móng cho việc học lật, bò, tập đi sau này.

6. Bé khó chịu

Trẻ cũng sẽ đạp chân khi cảm thấy không khỏe, chẳng hạn như khi nóng quá sẽ đẩy chăn, khi bị đầy hơi hoặc đau bụng sẽ co chân lại để tạo cảm giác áp lực nhằm giảm bớt sự khó chịu ở bụng. Hơn nữa, nếu bé bị chàm sẽ giảm ngứa bằng cách liên tục đạp chân và ngọ nguậy.

Tóm lại, mỗi em bé lớn lên và phát triển theo quy luật và nhịp điệu riêng, cách thể hiện cũng khác nhau. Cha mẹ hãy quan sát nhất cử nhất động của con mình, phân tích từng biểu hiện và cử động, dần dần có được những kinh nghiệm quý giá khi nuôi dạy con cái.

Phan Hằng