leftcenterrightdel
Chuột rút thường không gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai. Ảnh: The Bump 

Sportskeeda nhận định chuột rút ở chân khi mang thai là hiện tượng phổ biến và có thể do nhiều yếu tố gây ra, bao gồm thay đổi nội tiết tố, tăng cân, tăng áp lực lên chân. Mặc dù thường vô hại, đôi khi, chuột rút vẫn là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Vì vậy, khi bị chuột rút ở chân, thai phụ cần chú ý đến một số dấu hiệu cảnh báo để yêu cầu chăm sóc y tế như: Cơn đau nghiêm trọng và kéo dài hơn 30 phút; bị chuột rút ở chân thường xuyên hoặc dai dẳng; chứng chuột rút ở chân đi kèm với các biểu hiện khác (buồn nôn, nôn, sốt, ớn lạnh và chóng mặt).

Để giảm đau khi bị chuột rút, theo Sportskeeda, phụ nữ mang thai có thể thực hiện các biện pháp sau:

Nghỉ chân

Đây là một trong những cách hiệu quả nhất để điều trị chuột rút cơ bắp. Khi nằm xuống, phụ nữ mang thai nên thử bắt chéo mắt cá chân và gập chúng về phía ngực (giống như một con ếch). Điều này sẽ giúp kéo dài cơ bắp chân và giảm căng thẳng.

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước có thể giúp thai phụ ngăn ngừa tình trạng mất nước và hạn chế khả năng bị chứng chuột rút ở chân. Nguyên nhân là việc mất nước thường gây mất cân bằng điện giải và dẫn đến co thắt cơ.

leftcenterrightdel
 Trà hoa cúc là thực phẩm giúp ngăn ngừa chuột rút hiệu quả. Ảnh: Dr. Axe

Uống trà hoa cúc

Uống trà hoa cúc cũng là một cách hữu ích để điều trị chuột rút. Tuy nhiên, loại thảo mộc này không nên để người bị dị ứng với phấn hoa sử dụng, vì nó sẽ tạo ra phản ứng chéo với các chất gây dị ứng tương tự trong cây hoa cúc.

Tập thể dục thường xuyên

Phụ nữ mang thai nên tập thể dục thường xuyên, nhưng tránh tập quá sức. Nếu tập quá sức trong thời gian dài, tình trạng chuột rút rất dễ xảy ra.

Tránh các sản phẩm chứa caffein, rượu và thuốc lá

Một điều cần lưu ý là khi mang thai, phụ nữ nên tránh các sản phẩm chứa caffeine, rượu và thuốc lá, thậm chí cả khói thuốc thụ động. Nếu không tuân thủ, thai phụ sẽ bị mắc những vấn đề nghiêm trọng liên quan sức khỏe lẫn thai nhi, kèm theo chứng chuột rút ở chân.

Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh

Phụ nữ mang thai cần ăn uống lành mạnh với một chế độ dinh dưỡng bao gồm nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt. Bên cạnh đó, thai phụ cũng nên hạn chế lượng natri nạp vào cơ thể bằng cách tránh thức ăn nhanh, đồ hộp và tránh bỏ quá nhiều muối vào món ăn. Chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp thai phụ hạn chế tình trạng chuột rút.

Tắm muối Epsom

Đây là một trong những biện pháp khắc phục chứng chuột rút ở chân phổ biến và đã được sử dụng từ thời cổ đại.

Để tắm muối Epsom, thai phụ hãy thêm một cốc muối Epsom vào bồn tắm ấm chứa đầy nước (khoảng 37 độ C). Sau đó, tiến hành ngâm mình trong bồn tắm ít nhất 20 phút và lặp lại quá trình này mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng chuột rút biến mất.

Tuy nhiên, thai phụ không nên sử dụng phương pháp này quá 3 lần/tuần, nếu không nó sẽ gây ra sự hấp thụ magiê quá mức.

Rõ ràng, chuột rút ở chân khi mang thai thường vô hại và có thể được điều trị bằng các biện pháp đơn giản tại nhà như giãn cơ, uống đủ nước. Nhưng cũng có khi, chuột rút ở chân là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn cục máu đông hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT).

Do đó, nếu thường xuyên bị chuột rút, đau dữ dội hoặc sưng đỏ chân, thai phụ cần đến bác sĩ để thăm khám và điều trị ngay lập tức.

Theo zingnews