leftcenterrightdel
Quan niệm sai lầm mẹ bầu cần tránh: ăn nhiều tốt cho cả mẹ và con. Nguồn ảnh: Internet 

Những sai lầm mà phụ nữ mang thai thường mắc phải cũng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cả mẹ và bé.

Ăn cho hai người

Theo The Health Site, nhiều người nghĩ rằng phụ nữ mang thai cần ăn gấp đôi mới đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và em bé. Tuy nhiên, đó là quan điểm sai lầm. Hàm lượng calo cần thiết mỗi ngày cho một người bình thường là từ 1800-2000 calo. Theo quy tắc ngón tay cái, bạn chỉ cần bổ sung thêm 300 calo khi mang thai.

Tăng cân quá nhiều có thể tăng nguy cơ mắc bệnh như tiền sản giật, tiểu đường trong thai kỳ, thậm chí gây các vấn đề sức khỏe khác sau khi sinh. Phụ nữ có cân nặng vừa phải trước khi mang thai thì nên tăng khoảng 11-16 kg, phụ nữ bị thiếu cân thì nên tăng khoảng 13-18 kg, phụ nữ thừa cân thì chỉ nên tăng khoảng 7-11 kg.

Tự ý sử dụng thuốc

Nhiều người không biết rằng họ không được phép sử dụng thuốc kháng sinh, paracetamol, các loại kem trị mụn… khi có thai. Tự uống thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến thai kỳ và những dị tật bẩm sinh bất thường ở thai nhi.

Hãy nhớ rằng phụ nữ mang thai không được phép uống bất kỳ loại thuốc nào trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, nói chuyện với bác sĩ nếu bạn cảm thấy buồn nôn, khó chịu khi bổ sung các loại vitamin, sắt và canxi trong thai kỳ.

Thiếu ngủ hoặc ngủ nhiều hơn mức cần thiết

Những thay đổi nội tiết tố và vật lý xảy ra trong cơ thể khiến phụ nữ mang thai cần được nghỉ ngơi nhiều hơn. Thiếu ngủ sẽ làm cơ thể mệt mỏi hơn, khó sinh do không đủ sức. Thời gian ngủ đủ cho phụ nữ mang thai là nhiều hơn 5-6h/ngày. Nếu bạn không thể ngủ, hãy thử đi ngủ sớm hơn ngày thường một giờ, bạn sẽ thức dậy muộn hơn một tiếng.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên ngủ quá nhiều vì nó khiến cơ thể thèm ngủ hơn, chu kỳ ngủ của thai nhi thất thường, ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của em bé.

Không được nằm ngửa khi mang thai

Khi mang thai, nằm ngủ ở tư thế ngửa có thể làm chậm lưu thông máu trong cơ thể em bé. Nhưng, cho đến nay không có bằng chứng khoa học nào chứng minh thực tế rằng ngủ ngửa thực sự có thể gây hại. Miễn sao bà bầu cảm thấy tư thế ngủ thoải mái nhất và không gây khó chịu cho cơ thể. Phụ nữ mang thai nên ngủ bên trái vì nó làm tăng lưu lượng máu đến phần dưới cơ thể và trở về tim.

Phụ nữ khi mang thai không cần tập thể dục

Sự thật là tập luyện thường xuyên rất tốt cho mẹ bầu, giúp mẹ bầu tăng cường sức chịu đựng, giảm mệt mỏi, đau nhức, dễ dàng sinh nở và không tăng cân quá nhanh trong suốt thời gian mang thai. Mẹ bầu có thể dành 30 phút để đi bộ nhẹ nhàng, bơi lội… và nên dừng tập khi bắt đầu cảm thấy mệt.

Siêu âm nhiều ảnh hưởng tới thai nhi

Vài năm trở lại đây trong nhiều hội nhóm rầm rộ lên những thông tin về việc siêu âm có ảnh hưởng tiêu cực tới em bé, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Đây là một trong những sai lầm mẹ bầu cần tránh nhé!

Chưa có nghiên cứu có ý nghĩa lâm sàng về việc sóng siêu âm gây ảnh hưởng xấu hay gây dị tật đến thai. Tuy nhiên, việc các sản phụ đi siêu âm quá nhiều là không cần thiết và gây lãng phí về tài chính cho thai phụ.

Do đó, các thai phụ nên đi khám thai, siêu âm theo lịch hẹn của bác sĩ, đặc biệt không nên bỏ qua 3 thời điểm vàng trong siêu âm để phát hiện sớm các bất thường ở thai nhi, để được sự tư vấn từ bác sĩ và có kế hoạch quản lý thai nghén phù hợp.

Bò quanh giường có thể gỡ được tràng hoa cuốn cổ

Đa số trường hợp dây rốn quấn cổ là không quá nguy hiểm và vẫn có thể sinh thường, trừ những khi dây quấn nhiều vòng và quấn quá chặt. Tuy nhiên, mẹ không thể tự đánh giá được mức độ an toàn hay nguy hiểm của hiện tượng này. Do đó, mẹ cần phải theo dõi kỹ cử động của thai nhi và đặc biệt là thăm khám định kỳ để đánh giá sức khỏe thai nhi.

Theo tieudung.kinhtedothi