Hiện nay, nhiều người già cảm thấy cô đơn, lạc lõng khi phải sống cô độc, không có con cháu trò chuyện, chăm sóc. Bóng ma cô đơn đang bao trùm lên dân số già. Khi già đi, những người thân yêu sẽ qua đời hoặc chuyển đi, và điều tương tự cũng đúng với những người bạn cũ. Đồng thời, các vấn đề về sức khỏe và khả năng di chuyển có thể ngăn cản không thể ra ngoài tương tác với người khác.
Mặc dù các nghiên cứu cho thấy người lớn tuổi không có khả năng mắc chứng cô đơn mãn tính cao hơn các nhóm tuổi khác, nhưng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thoát khỏi sự cô lập xã hội so với những người trẻ tuổi. Chính thực tế này khiến sự cô đơn trở thành một rủi ro sức khỏe cả về thể chất và tâm lý, đối với người lớn tuổi.
Gọi điện thoại khi không thể ghé thăm
Có nhiều cách để duy trì mối quan hệ với những người thân yêu như tận dụng điện thoại, mạng Internet... để gọi về từ bất cứ nơi nào trên thế giới. Giọng nói của chúng ta sẽ tạo tâm trạng phấn chấn cho đấng sinh thành.
Tăng cường hoạt động thể chất
Hoạt động thể chất giúp người cao tuổi cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất, từ đó giảm bớt cảm giác cô đơn. Người cao tuổi nên duy trì các thói quen sinh hoạt lành mạnh như ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc, thường xuyên tập thể dục,...
Khuyến khích những thú vui riêng
Khuyến khích những thú vui riêng của ông bà và cha mẹ chúng ta khi đã về già như: chăm sóc thú nuôi chó hay mèo, thích chăm sóc cây cảnh, chim chóc... tạo nên những niềm vui nhỏ nhoi trong ngày. Giao lưu kết bạn với người có cùng sở thích giúp xóa tan nỗi cô đơn.
Thoát khỏi cái bẫy cô đơn
Nếu đã ở trong những năm cuối đời sau khi nghỉ hưu, mức độ cô đơn mà có thể trải qua phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh hiện tại của người cao tuổi. Người Mỹ tự hào về chủ nghĩa cá nhân mạnh mẽ của mình, và nhiều người lớn tuổi vẫn muốn sống một mình trong nhà riêng của họ mặc dù việc ở với những thành viên trẻ hơn trong gia đình hoặc trong một cộng đồng người cao tuổi sẽ mang lại nhiều cơ hội giao lưu hơn.
Thật không dễ dàng cho những người đã rơi vào bẫy cô đơn để tự kéo mình ra, hãy tìm kiếm các cơ hội tình nguyện giúp người cao tuổi ra khỏi nhà và giao lưu với mọi người.
Những người ít di chuyển thường cần sự giúp đỡ từ các thành viên trẻ tuổi trong gia đình để ủng hộ cha mẹ hoặc ông bà. Nếu bạn có một thành viên lớn tuổi trong gia đình bị cô lập về mặt xã hội, hãy dành thời gian giúp họ xây dựng các mạng lưới xã hội mới. Các địa điểm thờ cúng và trung tâm cộng đồng cung cấp nhiều cơ hội để người cao tuổi giao lưu.
Những năm tháng cuối đời có thể là thời gian hạnh phúc trong cuộc sống đối với những người đã xây dựng được mạng lưới xã hội cần thiết để hỗ trợ. Sau cùng, chính niềm vui của thời gian chúng ta dành cho ông bà, cha mẹ khiến cuộc sống trở nên đáng giá và mong chờ mỗi ngày mới.
Theo giadinhonline.vn