Viêm nhiễm phát sinh tổn thương, mưng mủ, biến dạng móng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Lý do bị nấm móng

Nhiễm nấm móng tay móng chân do các sinh vật nấm khác nhau gây ra, chủ yếu là do nấm có tên dermatophyte. Nấm men và nấm mốc cũng có thể gây nhiễm trùng móng.

Đối tượng có nguy cơ bị nhiễm nấm cao gồm nhóm mắc tiểu đường, người trên 65 tuổi, đeo móng tay giả, bơi trong bể bơi công cộng, bị thương móng tay, bị tổn thương da quanh móng tay, có ngón tay hoặc ngón chân ẩm ướt trong một thời gian dài, có một hệ thống miễn dịch suy yếu, mang giày bít mũi, chẳng hạn như giày tennis hoặc ủng…

Nấm móng mùa mưa phòng thế nào?- Ảnh 1.

Nấm men và nấm mốc cũng có thể gây nhiễm trùng móng.

Tình trạng nhiễm trùng móng xảy ra thường xuyên hơn ở nam giới hơn ở nữ giới và nhiễm trùng ở người lớn thường xuyên hơn ở trẻ em. Nếu có các thành viên trong gia đình mắc các loại bệnh nhiễm nấm này thì bản thân có nhiều khả năng mắc.

Người lớn tuổi có nguy cơ cao bị nhiễm nấm móng vì máu lưu thông kém. Móng tay cũng mọc chậm hơn và dày hơn khi chúng ta già đi. Triệu chứng: da móng dày lên, đổi màu, giòn và dễ gãy, móng bị biến dạng, phát mùi hôi. Nấm móng có thể ảnh hưởng đến móng tay, nhưng phổ biến vẫn là ở móng chân.

Một số trường hợp nghiêm trọng, nấm móng có thể gây đau đớn, tổn thương vĩnh viễn cho móng của người bệnh. Có thể dẫn đến các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng khác lan ra ngoài bàn chân nếu người bệnh có một hệ thống miễn dịch bị ức chế do thuốc, bệnh tiểu đường hoặc các bệnh mãn tính khác.

Nấm móng dễ nhầm lẫn

Nấm móng là một tình trạng phổ biến bắt đầu từ đốm trắng hoặc vàng dưới đầu móng tay hoặc móng chân. Khi tiến triển, có thể khiến móng bị đổi màu, dày lên và vỡ vụn ở mép. Nấm móng có thể xuất hiện ở một số móng tay.

Điều đáng lưu ý, bệnh nấm móng tay có khá nhiều điểm tương đồng với bệnh vảy nến nên dễ nhầm, và điều trị cũng không giống nhau. Nhiều người áp dụng sai cách dẫn đến bệnh kéo dài dai dẳng không thuyên giảm. Cả vảy nến lẫn nấm móng tay đều có phần móng bị đổi màu, nứt hoặc tách ra khỏi lớp da nhưng triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh cũng như đối tượng mắc bệnh cũng không đồng nhất.

Tuy nhiên, nấm móng có thể khiến móng tay bị rỗ, dày sừng hoặc biến dạng, chuyển sang tối màu, giòn và có mùi hôi. Móng giòn và dễ gãy, đôi khi, nấm móng có thể lây nhiễm sang giữa các ngón tay và vùng da bàn tay, giữa các ngón chân và vùng da bàn chân.

Còn với bệnh vảy nến móng là bệnh mạn tính liên quan đến sự rối loạn hệ miễn dịch khiến cho các tế bào da phát triển mạnh mẽ hơn bình thường trong khi đó nấm móng lại xảy ra do nhiễm trùng nấm, khiến cho móng xuất hiện các đốm màu trắng đục hoặc vàng có thể bị tách ra khỏi lớp da bên dưới. Vi khuẩn xâm nhập vào vùng da dưới móng này gây nhiễm trùng, móng trở nên lỏng lẻo, dễ bị vỡ.

Nấm móng mùa mưa phòng thế nào?- Ảnh 2.

Nếu lội qua nước bẩn cần rửa sạch và ngâm chân nước muối ấm pha loãng để loại bỏ vi khuẩn.

Phòng ngừa nấm móng

Để phòng nấm móng cần giữ bàn tay, bàn chân luôn luôn khô ráo, sạch sẽ bằng cách đeo găng tay cao su khi tiếp xúc với nước. Tránh ngâm tay chân trong thời gian dài dưới nước. 

Trong mùa mưa, sau khi làm việc ở môi trường nước, cần rửa sạch, lau khô bàn tay, bàn chân ngay.

  • Không dùng chung khăn với người khác. 
  • Thay tất mỗi ngày, nên chọn những đôi tất có chất liệu thoáng và dễ hút ẩm. Mồ hôi bàn chân chính là điều kiện thuận lợi giúp cho các loại vi khuẩn và nấm sinh sôi nảy nở.
  • Luôn cắt tỉa móng tay, móng chân cẩn thận, đều đặn, không nên để quá dài.
  • Tránh tiếp xúc nhiều với các loại xà phòng, hóa chất. 
  • Điều trị càng sớm càng tốt nếu bị bệnh. Ngoài ra, nếu lội qua nước bẩn cần rửa sạch và ngâm chân nước muối ấm pha loãng để loại bỏ vi khuẩn. 
  • Chọn giày dép chất liệu thông thoáng cũng là một biện pháp phòng nấm móng.

Theo suckhoedoisong.vn