leftcenterrightdel
 Người có axit uric cao có thể ăn xôi với khối lượng và loại xôi phù hợp. Đồ họa: Thùy Dung

Axit uric cao có nên ăn xôi không?

Xôi là một món ăn thông dụng được làm từ nguyên liệu chính là gạo nếp, được nấu chín bằng phương pháp đồ/hấp và xuất hiện phổ biến ở nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam.

Theo đó, trong 100g gạo nếp chứa: 97kcal (chỉ số năng lượng), 8.2g đạm, 74.9g tinh bột, 32 mg canxi, 282 mg kali, 1.2mg sắt, 1.5g chất béo; các vitamin như A, C, D, B-1, B-2, E và 50,3g purine,... Mỗi phần xôi có khối lượng từ 150g - 250g tương đương với lượng purine dao động từ 75.5g - 125.75g.

Đây được xác định là mức purine tương đối cao. Tuy nhiên, nếu ăn một lượng vừa đủ và không sử dụng thường xuyên thì không gây nguy hiểm với sức khỏe.

leftcenterrightdel
Axit uric cao nên hạn chế ăn một số loại xôi. Đồ họa: Thùy Dung 

Những lưu ý khi ăn xôi với người axit uric cao?

Xôi nhìn chung không gây nguy hiểm cho những người có axit uric cao nếu người bệnh sử dụng vừa đủ và không quá thường xuyên. Tuy nhiên, người có nồng độ axit uric cao cần lưu ý lựa chọn các thực phẩm ăn kèm với xôi phù hợp.

Người có nồng độ axit uric cao không nên ăn xôi kèm thịt đỏ, thịt gà, hải sản hoặc những nguyên liệu giàu purine để tránh dư thừa axit uric. Ngoài ra, các loại xôi đậu xanh, đậu phộng cũng là những món ăn được xếp vào nhóm các món giàu purine mà người có nồng độ axit uric cao nên hạn chế.

Như vậy, trong các món xôi phổ biến tại Việt Nam, những bệnh nhân có lượng axit uric cao nên tránh ăn những món xôi mặn, xôi xéo, xôi đậu xanh, xôi đậu phộng, xôi gà,... Người bệnh gout có thể lựa chọn các món xôi đảm bảo cho sức khỏe hơn như: xôi gấc, xôi lá cẩm, xôi hạt sen, xôi khoai mì…

Theo laodong