Lượng calo tiêu thụ
Nếu bạn tiêu thụ nhiều calo hơn so với lượng calo bạn đốt cháy qua việc tham gia hoạt động thể chất, bạn có khả năng sẽ tăng cân. Đặc biệt là phụ nữ thường tăng cân ở vùng bụng và hông.
Chế độ ăn không lành mạnh
Ăn các thực phẩm giàu đường và chất béo chuyển hóa, uống quá nhiều rượu, và không tiêu thụ đủ lượng protein có thể làm giảm khả năng đốt cháy mỡ và gây tích tụ mỡ bụng thừa.
Di truyền
Đối với nhiều phụ nữ, việc tích tụ mỡ bụng có thể do di truyền. Di truyền gia đình có thể điều khiển các gen nhận dạng hormone điều chỉnh lượng calo tiêu thụ và việc tích tụ mỡ.
Trong ba gen liên quan đến tỷ lệ vòng eo so với vùng mông cao và lượng mỡ bụng nhiều hơn, có hai gen chỉ xuất hiện ở phụ nữ.
Ít tham gia hoạt động thể chất
Không tham gia các hoạt động thể chất mỗi ngày là một trong những yếu tố nguy cơ lớn dẫn đến tăng cả mỡ nội tạng lẫn mỡ bụng dưới da. Tham gia hoạt động thể chất đều đặn và hạn chế ngồi lâu có thể giúp ngăn chặn sự tích tụ mỡ thừa ở vùng bụng.
Thời kì mãn kinh
Tăng cân sau khi qua giai đoạn mãn kinh là điều phổ biến. Ở thời kỳ dậy thì, estrogen đưa ra tín hiệu để cơ thể bắt đầu tích trữ mỡ ở hông và đùi để sẵn sàng cho khả năng mang thai.
Tuy nhiên, nồng độ estrogen giảm khi tiến gần đến tuổi mãn kinh, dẫn đến việc mỡ được tích tụ xung quanh vùng bụng thay vì ở hông và đùi.
Mang thai và sau khi sinh
Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, bạn đang ăn cho cả hai và thường sẽ tăng cân xung quanh bụng, cánh tay và đùi. Sau khi sinh, việc giảm cân và tái tạo khối cơ có thể trở nên khó khăn.
Nếu bạn phải sinh mổ, khả năng phát triển yếu đàn hồi cơ bụng là cao, đây là lí do làm cho bụng trở nên to hơn.
Theo laodong